3.4.2.1. Tác động của vốn FDI tới sản lượng và năng suất của ngành công
nghiệp chế tác còn thấp
Mặc dù FDI có tác động trực tiếp làm tăng sản lượng ngành công nghiệp
chế tác, nhưng mức tăng này còn thấp. Các liên kết xuôi và liên kết ngược đều
có tác động tiêu cực làm giảm sản lượng ngành công nghiệp chế tác cả ở
ngành cấp 2 và cấp 3. Sự liên kết không góp phần cải thiện năng suất, điều
này ảnh hưởng tới mức độ gia tăng sản lượng của ngành công nghiệp chế tác.
3.4.2.2.Tốc độ tăng KNXK của ngành công nghiệp chế tác chưa cao
Mặc dù vốn FDI đã góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu của ngành công nghiệp chế tác, làm gia tăng giá trị xuất khẩu của ngành. Nhưng tốc độ tăng KNXK của ngành còn chưa cao, chưa đáp ứng được kỳ vọng cũng như tiềm năng của ngành. Điều này là có thể là do một số ngành chủ lực của ngành công nghiệp chế tác là các ngành có công nghệ thấp và giá trị gia tăng không cao. Một số ngành công nghệ thấp vẫn tập trung nhiều vốn FDI, và vốn FDI đã không phát huy được hiệu quả trong các ngành này.
3.4.2.3. Công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế tác còn kém phát triển
Về mặt lý thuyết, với mỗi doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chính, cần đến vài chục doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ra đời để cung cấp đầu vào cho nó. Như vậy, số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải lớn hơn số lượng công nghiệp chính. Trong khi đó, tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp công nghiệp chính lại lớn gấp 2 lần số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Trong ngành công nghiệp chế tác, chỉ có ngành ô tô là có số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gấp 5 lần số lượng doanh nghiệp chính, còn lại trong các ngành dệt may, da giày, cơ khí, điện tử thì ngược lại, chẳng hạn như ngành công nghiệp cơ khí có số lượng doanh nghiệp chính gấp 17 lần số lượng doanh nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ này phản
ánh sự thiếu hụt về công nghiệp hỗ trợ trong nước. Khi các nhà cung cấp trong nước không có, hoặc không đủ, các doanh nghiệp chính buộc phải tìm kiếm nguồn cung cấp từ nước ngoài. Chính điều này dẫn đến tình trạng “nhập để xuất “ trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam, ảnh hưởng đến nhập siêu của Việt Nam [13].
3.4.2.4. Đầu tư cho công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) của các doanh
nghiệp trong nước ở ngành công nghiệp chế tác còn khiêm tốn
Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam hiện nay đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đối với đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ tại các doanh nghiệp hiện tại đang gặp nhiều trở ngại vì có tới 90% doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác là vừa và nhỏ, chưa có thói quen cũng như chưa đánh giá đầy đủ được vai trò của đầu tư phát triển công nghệ trong chiến lược phát triển bền vững lâu dài [13]. Chi phí đầu tư của doanh nghiệp trong nước cho R&D hiện nay là thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp có mức đầu tư bằng không. Điều này làm giảm khả năng hấp thụ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không tận dụng được công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, các công ty MNCs sẽ chần chừ trong việc chuyển giao các công nghệ hiện đại do họ quan ngại các doanh nghiệp trong nước sẽ không thể làm chủ được công nghệ. Trình độ công nghệ thấp của các doanh nghiệp trong nước cũng hạn chế việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI có trình độ công nghệ cao, có hoạt động R&D thường xuyên.
3.4.2.5. FDI chưa tạo ra được mối liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa các
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam
Trong ngành công nghiệp chế tác, mối liên kết giữa các doanh nghiệp được thể hiện qua mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước trong nội bộ ngành, mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước ngoài ngành. Các mối liên kết này bền chặt sẽ tạo ra được các tác động tràn tích cực giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Xét một cách tổng thể, trong thời gian qua, các mối liên kết này còn lỏng lẻo dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp trong nước
không tranh thủđược công nghệ tiên tiến, cải thiện năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Ngoài ra, dưới áp lực cạnh tranh các buộc các doanh nghiệp trong nước phải cắt giảm thị phần, chuyển đổi hình thức sản xuất hoặc phá sản. Chỉ có một số lượng khiêm tốn các doanh nghiệp trong nước là bạn hàng thân thiết, trở thành nhà cung cấp hoặc khách hàng của các doanh nghiệp FDI.
3.4.2.6. Chuyển giao công nghệ hiện đại trong doanh nghiệp FDI vẫn còn
nhiều hạn chế
Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển của ngành công nghiệp chế tác, giá trị gia tăng không cao, lợi nhuận thu về ít. Tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường quốc tế còn yếu kém do hầu hết các công nghệ sử dụng trong FDI là các công nghệđã và đang được sử dụng phổ biến ở bản quốc.
Công nghệ chuyển giao chưa phải loại tiên tiến hiện đại: Đại đa số công nghệ chuyển giao, trình độ công nghệ ở mức trung bình (trên 80%), một số công nghệ ở mức thấp, lạc hậu (14%). Cá biệt có trường hợp chuyển giao là công nghệ thanh lý ở một số nước đầu tư; giá thành thiết bị công nghệ được định giá quá cao: thông thường gấp từ 1,2 đến 2 lần giá thực tế; những công nghệ được chuyển giao chưa tạo ra được lực đẩy cần thiết, chưa tự phát triển nâng cao, đổi mới công nghệ; chuyển giao công nghệ lẻ tẻ, thiếu định hướng, thiếu quy hoạch thực hiện pháp luật về CGCN không đúng hoặc không đầy đủ; anh hưởng tới môi trường với nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ [3] [4] và [5].
3.4.2.7. Hiệu ứng cạnh tranh có xu hướng gây ra các tác động tiêu cực
Kết quả kiểm định cho thấy, trong tất cả các trường hợp, biến liên kết
ngang không có ý nghĩa thống kê. Điều đó cho thấy, chưa có bằng chứng về
việc sự hiện diện của phía nước ngoài làm tăng sự cạnh tranh tích cực, đó là
việc các DN trong nước cải tiến công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm để cạnh tranh với các DN FDI. Hơn nữa, theo kết quả điều tra CIEM về
sức ép cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp ngành cơ khí – điện tử, cho thấy rằng các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn đang phải dồn sức lực vào công
nghệ dây chuyền và công nghệ hiện có, các doanh nghiệp nào không có đủ năng lực để đổi mới công nghệ có thể buộc phải phá sản. Kết hợp giữa kết quả kiểm định và đánh giá của CIEM, cho thấy hiệu ứng cạnh tranh khi xuất hiện của phia nước ngoài còn mang nhiều yếu tố tiêu cực.
Những hạn chế và tác động tiêu của FDI tới ngành công nghiệp chế tác còn nhiều khía cạnh chẳng hạn như gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...những hạn chếđã phân tích ở trên là một trong các hạn chế phổ biến mà luận án đi sâu vào phân tích. Đây là cơ sở để đưa ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục các mặt hạn chế, tác động của FDI tới các ngành công nghiệp chế tác.