Đối với nhân tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Môi trường chính trị ổn định sẽ bước đầu tạo tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm ăn cũng như có thểđịnh cư lâu dài. Môi trường chính trịổn định là điều kiện tiên quyết để kéo theo sựổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội. Đó cũng chính là lý do tại sao các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coi trọng yếu tố chính trị đến vậy. Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm. Mặc khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.
Đối với nhân tố kinh tế, những nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư thì một quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn. Còn tài nguyên thiên nhiên, đối với những nước đang phát triển thì đây là một trong những lợi thế so sánh của họ. Bởi nó còn chứa đựng nhiều tiềm năng do việc khan hiếm vốn và công nghệ nên việc khai thác và sử dụng còn hạn chế, đặc biệt là những tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt … đó là những nguồn sinh lời hấp dẫn thu hút nhiều mối qua tâm của các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới. Hơn nữa, phải giữđược môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.
Môi trường văn hóa – xã hội ở nước nhận đầu tư cũng là một vấn đềđược các nhà đầu tư rất chú ý và coi trọng. Hiểu được phong tục tập quán, thói quen, sở thích
tiêu dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc triển khai và thực hiện một dự án đầu tư. Thông thường mục đích đầu tư là nhằm có chỗ đứng hoặc chiếm lĩnh thị trường của nước sở tại với kỳ vọng vào sức tiêu thụ tiềm năng của nó. Chính vì vậy, mà trong cùng một quốc gia, vùng hay miền nào có sức tiêu dùng lớn, thu nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếu tiêu dùng tăng thì sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn.
Ngoài ra để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiện thực hóa và đi vào hoạt động đòi hỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo một cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đầu tư kể từ lúc bắt đầu triển khai, xây dựng dự án cho đến giai đoạn sản xuất kinh doanh khi dự án đi vào hoạt động. Đó là cơ sở hạ tầng công cộng như giao thông, liên lạc… các dịch vụđảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất như điện, nước cũng như cácdịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như ngân hàng - tài chính. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định. Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng... tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi
Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động của nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hoạt động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại: Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà nên đòi hỏi ở nước này phải có một hệ thống thị trường đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại hiệu quả. Thị trường lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà
đầu tư. Thị trường tài chính là nơi cho nhà đầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thị trường hàng hoá - dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hoá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hệ thống thị trường này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trìng hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi - từ nguồn đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại là thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mai, chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư.
Trình độ quản lý và năng lực của người lao động, nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả FDI. Bên cạnh đó, các nhà ĐTNN sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽđạt đúng theo mục tiêu đề ra. Trình độ thấp kém sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quá trình quản lý hoạt động FDI. Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể làm thiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà ĐTNN và cho nước chủ nhà.
Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới, tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tưđang tìm kiếm đối tác, mà còn tới cả các dự án đang triển khai. Khi môi trường kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà đầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều vốn FDI. Ngược lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI. Sự thay đổi về các chính sách của nước chủ nhà để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các nhà ĐTNN phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó. Hơn nữa, tình hình của nước đầu tư cũng bị ảnh hưởng nên họ phải tìm hướng đầu tư mới dẫn đến thay đổi chiến lược ĐTNN của họ. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á trong thời gian qua dã làm giảm tốc độ đầu tư FDI vào khu vực này. Hàng loạt các nhà đầu tư rút vốn hoặc không đầu tư nữa vì sợ rủi ro cao.