Thực trạng tác động gián tiếp của vốn FDI tới các ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 106 - 109)

3.3.2.1.Kênh cạnh tranh, tạo áp lực buộc các doanh nghiệp trong nước nâng

cao năng suất

Sự cạnh tranh giữa các DN nội địa và DN FDI có thể dẫn đến sự phá sản của các DN nội địa do sức cạnh tranh yếu nhưng cũng có thể làm tăng sự hợp tác giữa DN nội địa và DN FDI. Theo Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011, trong ngành công nghiệp chế tác, các DN nội địa không liên doanh có điểm năng suất thấp hơn các DN liên doanh. Xét theo khía cạnh năng suất tổng hợp (TFP), có sự khác nhau giữa DN liên doanh và DN không liên doanh trên góc độ nhóm. Các kết quả trên cho thấy, sự xuất hiện của các DN FDI và sự liên doanh giữa DN nội địa với các DN FDI đã làm tăng năng suất các DN nội địa và từđó làm tăng năng suất trung bình của toàn ngành công nghiệp chế tác.

Tác động của FDI thông qua kênh cạnh tranh được biểu hiện rất rõ nét trong ngành dệt may Việt Nam. Các DN dệt may FDI, với phương thức kinh doanh mới hiệu quả hơn, trình độ công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm cao đã buộc các DN dệt may nội địa phải không ngừng đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các DN dệt may nội địa không ngừng đổi mới công nghệ, đào tào nguồn nhân lực, đầu tư cho phát triển thương hiệu, xây dựng mới và củng cố hệ thống phân phối sản phẩm. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, chẳng hạn công ty May 10, đã chuyển hướng từ sản xuất các sản phẩm may mặc thông thường sang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có giá thành đắt nhưng với chất lượng cao hơn. Công ty May 10 đã đầu tư nhiều cho đổi mới, mua sắm công nghệ tiên tiến và tuyển dụng lao động có kỹ năng cao hơn.

3.3.2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và di chuyển lao động

Các DN FDI với vai trò là những công ty mua hàng hoặc các nhà phân phối có yêu cầu cao về tiêu chuẩn sản phẩm. Đểđáp ứng các tiêu chuẩn này, các DN nội địa tăng cường đào tạo NNL, hình thành và nâng cao các kỹ năng lao động. Báo cáo

Đầu tư công nghiệp 2011 cho thấy khoảng 11% các DN FDI hợp tác với các DN trong nước để nâng cao chất lượng của các DN đó. Như vậy, ngoài mục tiêu là nâng cao chất lượng của chính các DN FDI, một tỷ lệ lớn hơn các DN FDI này có mục tiêu là nâng cao chất lượng các DN nội địa. Các DN FDI có thể cử các chuyên gia từ DN của họ tới đào tạo cho đội ngũ lao động của các DN nội địa. Thậm chí để đảm bảo tận dụng tối ưu nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực chất lượng cao có xu hướng đang dư thừa ở các DN FDI sẽ di chuyển sang các DN nội địa nơi mà rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và có những chính sách đãi ngộđặc biệt với đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao này.

Thời gian qua cho thấy, các tập đoàn lớn đầu tư rất lớn vào đầu tư phát triển nguồn nhân lực địa phương. Đơn cử, tập đoàn Intel đầu tư vào Hồ Chí Minh với số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, KNXK trên 1 tỷ USD/năm đã giải quyết việc làm và chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực cho trên 1000 lao động, kỹ sư có trình độ công nghệ cao [33].

3.3.2.3.Liên kết giữa các doanh nghiệp

Liên kết ngược xuất hiện khi các DN nội địa cung cấp nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm cho các DN FDI. Theo Báo cáo Đầu tư công nghiệp 2011, tỷ trọng cung ứng đầu vào của các DN nội địa ở mức 26,6%. Mức tỷ trọng này là tương đối thấp, đối với các nước đang phát triển tỷ lệ này ở mức trên 50% trung bình với mọi ngành. Ở một số ngành đặc thù tỷ lệ này có thể lên tới 90%. Kết quả này cho thấy, sự liên kết ngược chiều giữa DN nội địa với DN FDI là không chặt chẽ và không khả quan. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2005), giai đoạn 2001 -2003, tỷ trọng đầu vào trung bình mà các DN nội địa cung cấp cho các DN FDI trong các ngành chế biến thực phẩm, dệt may – da giày, cơ khí – điện tử là trên 31%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ 26,6% theo Báo cáo Đầu tư công nghiệp 2011 cho thấy sự giảm sút trong liên kết sản xuất giữa DN nội địa và DN FDI. Cũng theo, Báo cáo Đầu tư công nghiệp 2011 trong khi tỷ trọng đầu vào cung ứng của các DN nội địa ở mức thấp thì tỷ lệ các nhà cung ứng trong nước trong thành phần các nhà cung ứng ở mức cao nhất là 47,9%. Kết quả này cho thấy giá trị đầu vào cung

ứng bình quân của các DN nội địa là nhỏ hơn các nhà cung ứng khác. Cùng với kết luận trên, theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro), hiện tỷ lệ thu mua nguyên vật liệu đầu vào và phụ tùng cho sản xuất mà các DN Nhật tìm được tại Việt Nam mới đạt 28%, trong khi đó In-đô-nê-xi-a là 43%, Thái Lan 53% và Trung Quốc là 61% [33].

Liên kết xuôi thể hiện qua việc các DN nội địa tiêu thụ các sản phẩm của DN FDI. Xu hướng liên kết xuôi cũng như liên kết ngược khi mà các DN nội địa chiếm 20,8% doanh số bán hàng của các DN FDI trong khi chiếm tới trên 33% tổng số khách hàng. Điều này cũng được lý giải là do các DN FDI hướng về xuất khẩu với sự chủđạo của các DN FDI chế xuất [5].

3.3.2.4.Kênh chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai

Với sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, hoạt động chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai trong ngành công nghiệp chế tác diễn ra sôi động hơn.

Chuyển giao công nghệđược thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hợp đồng chuyển giao công nghệ; thỏa thuận góp vốn bằng công nghệ; mua sắm máy móc thiết bị; chuyển giao công nghệ qua các kỹ năng tổ chức và quản lý; đào tạo vận hành máy móc thiết bị.... Tuy nhiên, hình thức chuyển giao công nghệ qua hợp đồng chuyển giao công nghệ là dễđánh giá do có thể thu thập được số liệu. Các hình thức chuyển giao khác khó đánh giá do thiếu số liệu. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, từ năm 1993 tới nay có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được đăng ký phê duyệt, trong đó có 605 hợp đồng trong khu vực FDI. Số hợp đồng chuyển giao trong ngành công nghiệp chế tác cũng gần mức trên do các ngành công nghiệp chế tác chiếm trên 80% tổng vốn đăng ký FDI của cả nước. Tuy nhiên, những công nghệ mới nhất và giá trị nhất thường không thông qua hình thức hợp đồng chuyển giao công nghệ. Số dự án FDI có hợp đồng chuyển giao công nghệ chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa đến 7% so với tổng dự án FDI đang triển khai sản xuất kinh doanh tại Việt Nam 9. Mục tiêu thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ

9 Số liệu được tham khảo từ dự án: “ Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và định hướng tới năm 2020”. Cục đầu tư nước ngoài (2013).

được coi là “chưa đạt yêu cầu” với vỏn vẹn 5-6% DN FDI sử dụng công nghệ tiên tiến; 80% sử dụng công nghệ trung bình, một số sử dụng công nghệ lạc hậu.

Nghiên cứu triển khai tại các DN trong ngành công nghiệp chế tác không ngừng tăng cường nhằm tăng khả năng ứng dụng của công nghệ mới. Vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chi phí nghiên cứu bình quân nghiên cứu cho lao động trong DN tăng lên theo hàng năm. Tuy nhiên, mức độ tác động của vốn FDI tới hoạt động nghiên cứu triển khai trong các ngành ở mức độ khác nhau.

Đối với các ngành công nghiệp chế tác trình độ cao như ngành công nghiệp máy tính, cao su và plastic, hóa chất thì các doanh nghiệp FDI có chi phí trung bình nghiên cứu cho lao động cao hơn mặt bằng chung của cả nước và cao hơn các doanh nghiệp trong nước. Đối với các ngành công nghiệp chế tác trình độ thấp thì điều này lại ngược lại, chi phí trung bình nghiên cứu cho lao động của các ngành sản xuất thực phẩm đồ uống, sơ chế da, sản xuất trang phục, sản xuất giấy lại cao hơn ở các doanh nghiệp trong nước, và thấp hơn ở các doanh nghiệp FDI10.

Việc tăng cường tiếp nhận công nghệ hiện đại, tăng cường liên doanh liên kết và đầu tư cho việc nghiên cứu và triển khai đã giúp các DN nội địa tăng cường năng suất. Theo Báo cáo Đầu tư công nghiệp 2011, yếu tố công nghệ đến từ các DN FDI có tác động tới năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp của các DN nội địa. Với cùng một trình độ công nghệ như nhau, các DN nội địa có liên doanh sẽ có năng suất cao hơn. Các DN nội địa có năng suất cao nhất thuộc về các DN nội địa có trình độ công nghệ cao và có sự liên doanh [3], [5].

3.3.3. Vn dng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động ca vn FDI ti các ngành công nghip chế tác Vit Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)