Đặc điểm vận động của dòng vốn FDI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 64 - 67)

Đặc điểm vận động dòng vốn FDI có hai xu hướng tích cực và tiêu cực. Dòng vốn FDI kèm chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh là dòng vốn FDI mang tính chất tích cực. Dòng vốn FDI có công nghệ lạc hậu, đã sử dụng đó là nguồn vốn FDI mang tích chất tiêu cực.

Dòng vốn FDI tích cực mà vào các ngành chế tác theo đúng quy hoạch sẽ là cơ sở vững chắc cho nguồn vốn này phát huy triệt để các tác dụng tích cực, tạo nên các tác động lan tỏa làm tăng năng suất và sản lượng của ngành công nghiệp chế tác. Ngược lại dòng vốn FDI kém chất lượng, không phù hợp với quy hoạch sẽ phần nhiều gây ra các tác động tiêu cực.

KT LUN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận án đã hệ thống một số khái niệm và đặc điểm của vốn FDI. Theo đó, vốn FDI là loại vốn được hình thành và xuất hiện trong quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài, đây chính là nguồn vốn được nhà đầu tư nước ngoài di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ trực tiếp tham gia quản lý sản xuất kinh doanh có liên quan tới tới nguồn vốn di chuyển này, nhằm thu được các lợi ích lâu dài không chỉ về mặt kinh tế mà còn liên quan tới nhiều lợi ích khác. Đặc điểm cơ bản của vốn FDI là nguồn vốn dài hạn, có thểđược biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, đất đai, máy móc, thiết bị, phát minh, sáng chế, bí quyết công nghệ, thương hiệu và gắn trực tiếp với quyền sử dụng của nhà đầu tư nước ngoài.

Luận án còn làm rõ các tác động trực tiếp và gián tiếp của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác. Tác động trực tiếp của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác: (1) Tác động tới tổng vốn; (2) Tác động tới tăng trưởng trong ngành công nghiệp chế tác; (3) Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành công nghiệp chế tác; (4) Tác động tới thúc đẩy xuất khẩu trong ngành công nghiệp chế tác; (5) Tác động tới việc đóng góp vào nộp ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nền kinh tế của ngành công nghiệp chế tác; (6) Tác động tới việc hình thành những ngành công nghiệp mới trong ngành công nghiệp chế tác; (7) Tác động tới hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế tác. Tác động gián tiếp của vốn FDI là tác động của vốn FDI thông qua các kênh: (1) Kênh cạnh tranh bằng việc tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế tác; (2) Chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai; (3 Đào tạo và di chuyển nguồn nhân lực; (4) Liên kết của các doanh nghiệp theo chiều ngang và chiều dọc. Luận án hệ thống các chỉ tiêu thống kê về tác động trực tiếp của vốn FDI và xây dựng mô hình đánh giá tác động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác. Luận án cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tác

động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam: (1) môi trường đầu tư; (2) chiến lược phát triển của ngành công nghiệp chế tác; (3) đặc điểm ngành công nghiệp chế tác ; (4) đặc điểm chủ đầu tư quốc tế và (5) đặc điểm vận động của dòng vốn FDI

Dựa trên hệ thống các chỉ tiêu thống kê và mô hình đánh giá tác động của FDI, luận án sẽ đánh giá tác động của FDI tới ngành công nghiệp chế tác trên cả hai phương diện là tác động trực tiếp và gián tiếp bằng cả phân tích định tính lẫn định lượng.

CHƯƠNG 3

THC TRNG TÁC ĐỘNG CA

VN ĐẦU TƯ TRC TIP NƯỚC NGOÀI TI

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIP CH TÁC VIT NAM

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam (Trang 64 - 67)