5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư sự kế thừa và sáng tạo về thể loại
Cũng viết về đề tài nông thôn vốn đã quen thuộc trong văn học Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ngọc Tư lại có cách lựa chọn, xử lý chất liệu bám trên trục thể loại. Bởi thể loại như bà đỡ, điểm tựa, là cái đầu tiên đưa bước nhà văn vào đời sống nghệ thuật. Không bằng lòng với thể loại đông cứng như nó vốn có, Nguyễn Ngọc Tư đã có sự va chạm thể loại, chơi trò chơi thể loại, để rồi từ thể loại xây dựng nên thế giới nghệ thuật đầy cá tính sáng tạo. Nhà văn này đã cơi nới, trao thêm quyền năng cho truyện ngắn bằng tương tác thể loại.
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có sự xuất hiện của chất thơ qua sự dung nạp yếu tố trữ tình vào truyện ngắn bằng việc không hướng vào khai triển hệ thống sự kiện với cốt truyện mạch lạc, mà chú ý khắc họa nhân vật trong nhiều trạng huống tâm trạng (gần với nhân vật chủ thể trữ tình trong thơ).
Trong truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải, Nguyễn Ngọc Tư đã dành những đoạn văn giàu xúc cảm cho tâm hồn lão nông chăn vịt nghèo khó, cô độc mà khát mong hạnh phúc, hơi ấm như ông Hai: “Rồi bất ngờ, ông bừng dậy, lùa vịt cắt vạt đồng hối hả trở vô. Ông nói như nói với con Cộc, “Bỏ quên bịch thuốc trong nhà, thèm quá”. Trời, tới cỡ này cũng còn giấu giếm, tui là vịt, nói thiệt với tui cũng đâu xấu hổ gì, con vịt đổ quạu, mặt càu cạu. Tới liếp tràm bông vàng sau hậu vườn, ông ngồi lại, lũ vịt tràn xuống ao rau muống tắm táp. Ở đây, bo ba liếp chuối nữa là tới nhà. Ở nhà, không biết có còn ai? Lỡ không còn ai… Ông ngồi lại, bồn chồn.” [50, tr.60, 61]
Ở Dòng nhớ, ta lại bắt gặp nỗi niềm của người đàn ông gắn đời mình với sông:
“Ba tôi là người của sông. Không phải ông nhớ vườn xưa mà chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến, đôi mắt như đang nhìn da diết, mà không biết nhìn ai, chỉ thấy mông mênh vậy thôi. Chơ vơ, cô độc. Tựa như ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồi.” [50, tr.124]. Sự dung nạp yếu tố trữ tình vào truyện ngắn đã khiến truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang đậm tính chất của thơ ca.
Chất thơ còn hiện diện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua sự dung nạp yếu tố trữ tình vào truyện ngắn, tạo nên truyện ngắn giàu chất thơ. Trong truyện ngắn Khói trời lộng lẫy, Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả tuổi thơ của cậu bé Phiên đẹp như một bài thơ:
“Tôi lặng nhìn Phiên đẹp qua tuổi thơ bận rộn của nó. Buổi sáng đi dài xóm ngửi mùi khói bếp coi nhà nào có đồ ăn ngon nó sẽ ghé chơi. Sau đó tới giờ radio ca
cải lương nó sẽ nghe với Thơ khùng, sẽ đứng một chân hay đứng bằng cả bốn chân tay, tùy hôm đó cả hai là vịt hay chó. Ngủ trưa lang chạ ở đâu đó, bất cứ giường nào võng nào của bất cứ ai, thức dậy nó sẽ tới chòi chơi với ông Sáu. Trên đường di chuyển giữa chỗ này với chỗ nọ, gặp nhãn lồng chín nó ngoẹo đầu đớp ăn luôn trên cây như chim trao trảo, khỏi phải thò tay hái mắc công. Nó thử coi ổi chua hay không cũng bằng cách này, nhá cái răng chó nhọn hoắc lên những trái vẫn đang lủng lẳng trên cành, thấy vừa thì ăn, còn chát sẽ bỏ đó chờ thêm ít bữa. Vừa ta bà ăn chơi vừa ngó trời, thấy chuyển mưa nó chạy về nhà giúp tôi gom củi đem cất trong bếp, bắt mấy con gà con vô nhà.
Có khi nhìn thằng Phiên nằm ngủ, mấy con gà con cũng khoanh tròn trên bụng nó, tôi tự hỏi có gì đẹp hơn vậy. Có gì đẹp như trẻ con, gà con, như mạ vừa nhú lên, cỏ vừa vượt đất. Xanh lấm tấm. Xanh chưa thẳm. Mong manh.” [55, tr.123, 124]
Những dòng truyện mang vẻ đẹp trong trẻo, hồn nhiên của thế giới trẻ thơ gắn bó với miền đất quê hương mà ta đã không ít lần bắt gặp trong những vần thơ của Giang Nam, Nguyễn Duy hay Đỗ Trung Quân:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: “Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc! Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích... [21] (Giang Nam, Quê hương)
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng [8]
Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ... [31]
(Đỗ Trung Quân, Bài học đầu cho con)
Tính kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư không phải cái bên ngoài. Kịch tính Nguyễn Ngọc Tư xây dựng trong các truyện ngắn không hắt ra bên ngoài của tình huống mà ẩn vào bên trong, cứ thế khoan sâu vào đời sống. Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra sự tương tác, làm mới kịch, mượn kịch nhưng không mượn như bản chất của kịch. Bởi kịch bao giờ cũng muốn bộc lộ ra tất thảy mọi xung đột, mà Nguyễn Ngọc Tư lại xoáy sâu vào đời sống tinh thần. Điều này không chỉ là sự khác biệt trong truyện ngắn giàu kịch tính của Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn cách chị rất xa như Nguyễn Công Hoan hay Nam Cao mà còn là nét sáng tạo so với cả cây bút nổi bật sau 1986 Nguyễn Huy Thiệp.
Cách tổ chức mâu thuẫn, xung đột mà Nguyễn Ngọc Tư xây dựng cho mạch trần thuật khác với Nguyễn Huy Thiệp. Cũng là kịch tính, nhưng kịch tính của Nguyễn Huy Thiệp là kịch tính hiển lộ, tức là thường bộc lộ qua hành động bên ngoài của nhân vật, còn kịch tính của Nguyễn Ngọc Tư nằm trong thế giới tinh thần, mâu thuẫn gói trọn vào tâm trạng.
Nhân vật “em” trong Vị của lời câm chôn giấu trong lòng tất thảy mọi điều muốn nói mà không thể thốt thành lời. Cả cuộc đời cô đắm chìm trong mùi vị vụn vữa của những câu chữ câm lặng. Ngay cả khi phát hiện chồng ngoại tình, cô cũng không thể nói ra, huống chi là tức giận hay gào thét: “Câu hỏi đó lại vo ve trong đầu khi xe lăn bánh, ngập ngừng không biết có nên gởi anh tin nhắn. “Cổ áo anh thường vướng mấy sợi tóc, em đo hoài mà chúng vẫn dài hơn tóc của em. Kể cả khi em nuôi tóc dài thì tóc ấy vẫn dài hơn”. Ngậm hai câu cứng đanh ấy không biết bao nhiêu lần, rồi nuốt trộng, lần nào cũng mắc nghẹn muốn nín thở. Tối qua cắn nhằm chữ “tóc”, mẻ luôn miếng răng khôn.” [52, tr.108]. Mọi mâu thuẫn đáng ra phải gay gắt nhất, mãnh liệt nhất lại bị chôn sâu vào thinh lặng, ấy vậy mà nỗi đau đớn không thành lời ấy lại dằn vặt nhân vật đến tận cùng, khiến người đọc cũng phải day dứt khôn nguôi.
Ở Vực không đáy, Nguyễn Ngọc Tư lại dẫn người đọc đến trước một mâu thuẫn kì lạ, đủ lớn để khiến một gia đình đổ vỡ, nhưng cũng lại thật tầm thường khi mọi thứ bắt đầu từ những nghi ngờ vô cớ của người chồng vì sĩ diện mà không dám nói ra, rồi cứ thế nuôi dưỡng trong lòng những vực sâu không thể lấp đầy:
“Liên tục tính nhầm sổ sách, một kế toán trưởng nghiêm cẩn với từng con số như ba, cảm thấy bất an như vừa nuốt trộng cây đinh cúc vào bụng. Giờ thì không thấy đau, nhưng nó sẵn sàng đâm thủng từ bên trong bất cứ lúc nào. Ba ước gì con người ta giống những con số, rạch ròi, chỗ nào không khớp nhau cũng tìm được nguyên do. Ngờ ở đâu, sẽ tìm được đáp án ở đó. Chúng không mù mịt như câu hỏi, bà già nọ, rốt cuộc có phải là ruột thịt với mẹ không.
Những câu hỏi không thành lời khoét thành một lỗ sâu hoắm trong lòng ba, dần rộng như một cái vực nhìn không thấy đáy. Ba hay lén dõi theo mẹ, nhiều hơn cả hồi mới cưới, đầu đầy những hình dung mà ba tự thấy là điên rồ nhưng không sao kìm giữ được, người phụ nữ hát khẽ bên trong phòng tắm với con mèo xám canh chừng ngay bên cửa, cô ta có gì đang che giấu không, có cái đuôi nào không, có vết sẹo nào mà ta chưa biết.” [56, tr.12, 13].
Nếu Nguyễn Huy Thiệp tạo kịch tính trên trục hành động, bộc lộ ra bên ngoài, tạo nên những kênh đối thoại mở ra ngoại giới thì Nguyễn Ngọc Tư lại đi vào chiều sâu nội giới, xác thịt, thế giới trong tinh thần, tạo nên những biên độ kịch tính âm
thầm, bùng nổ, chất chứa ngồn ngộn. Đó mới là cuộc sống hiện đại với con người hiện đại, gia đình hiện đại, xã hội hiện đại đang đứt gãy, đổ vỡ, bất tín.
Có thể khẳng định rằng, viết truyện ngắn với tư duy tiểu thuyết không phải là một hiện tượng mới trong văn học Việt Nam. Từ những nhà văn cấp tiến đầu những năm 30 của thế kỷ trước, ta đã bắt gặp những tên tuổi thành công với lối viết này như Nam Cao. Nguyễn Ngọc Tư đã kế thừa được điều đó. Về hình thức, hình tượng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thỏa mãn những đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Thế nhưng, thế giới bên trong hình tượng đã vượt ra ngoài khung thể loại này. Các nhân vật của chị có biểu hiện của con người nếm trải, vốn là bản chất của nhân vật tiểu thuyết. Họ va đập với đời sống hằng ngày, dang dở. Đó là đời sống tiểu thuyết chảy trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Thử đi sâu vào hình tượng con người cô đơn vốn đã quen thuộc từ trong văn học trung đại, ta nhận ra Nguyễn Ngọc Tư lại có cách xử lý mởi mẻ hơn: vẫn là con người cô đơn, nhưng không chỉ là cô đơn trong hoàn cảnh. Con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư va chạm ở tính đa chủ thể, đa diện với những mẩu mảnh nội tại, với văn hóa, với xã hội. Để rồi qua những cấp bậc hình tượng, người đọc khám phá ra thế giới tinh thần của nhân vật, của nhà văn, của chính mình, đưa ra những triết lí sống mà qua đó, đối thoại với con người và số phận. Đó là cái chưa hoàn kết, chưa kết thúc, tạo những khu vực tiếp xúc để hình tượng được nối dài.
“Phi giở cửa lồng, con bìm bịp đập cánh xao xác, đứng niễng đầu nhìn anh buồn lắm, sao anh ngồi đây mà tía tôi đâu? Phi cười buồn bã, ước gì tao biết được bây giờ tía đang ở đâu. Tía thấy tao buồn nên để mầy ở lại, nhưng rồi lúc ông già bé nhỏ ấy buồn, ai kêu nước lớn cho ông nghe.
Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại. Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm ly uống đến say… Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài.
Biển người thì mênh mông vậy…” (Biển người mênh mông) [50, tr.110, 111] Con người cô đơn không còn đơn giản chỉ là hình tượng mà đã được đặt vào những vách ngăn để không chỉ đối thoại với con người cá nhân mà còn hướng tới con người xã hội. Khu vực tiếp xúc ở đây tạo đường biên rộng, vượt ra vùng không gian thời gian, không dừng ở quy ước thể loại là khoảnh khắc, lát cắt, chỉ cho người đọc thấy một mặt nào đó của thực tại đời sống mà đã vượt lên, bao trùm ra, rộng hơn cái mà nó có. Đây là bản chất của quá trình xây dựng, xử lý hình tượng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Theo dịch chuyển thời gian, trong xử lý hình tượng con người cô đơn, Nguyễn Ngọc Tư vẫn không bằng lòng lặp lại, chị đã tạo ra cho trục hình tượng những phương diện khác phức tạp hơn, đi vào chiều sâu của dòng ý thức, trượt dài hơn trong thế giới của tinh thần. Đấy là điều khiến người đọc phải suy ngẫm. Sự dịch chuyển của trục hình tượng chứng tỏ thế giới hình tượng, đặc biệt là hình tượng con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có sự vận động chứ không hề tĩnh tại, luôn luôn được mở rộng ra, mục đích không gì khác ngoài để hấp thụ nhiều hơn chất hiện thực đời sống. Con người không đơn giản chỉ là thấy trống rỗng nữa mà họ càng cảm thấy mình nhỏ bé hơn, va chạm nhiều hơn với đời sống hiện thực. Bởi trong đời sống hiện thực, không phải lúc nào con người ta cũng có thể nói được với nhau rằng mình đang cô đơn.
“Cóc muốn khóc, tội cho cái cảnh tận cùng tuyệt vọng của chị. Và tận cùng cô đơn, dù người đàn ông kia có (lại) siết chị vào lòng. Cóc mà là anh ta ta, Cóc chỉ ngồi im lặng, nghe câu chuyện của người bạn nào đó, nghe cái giọng dửng dưng, nhưng che tiếng tim người đang nhói. Đàn ông, trong máu có pha chất vô tâm, mà thằng cha này vô tâm hết chỗ nói, tới mức bi kịch “ơ cá kho” là của chị (ví dụ vậy, nghi nghi vậy) thì thằng chả cũng không biết cách nào để an ủi một tấm lòng đau.
Ngay cả tình yêu trong chị vừa giãy chết, anh ta cũng không biết, nên tay cứ miết mãi trên da chị, giờ đã lạnh như đồng. Mắt chị đã tắt ánh nhìn lấp lánh, cồn lên một chút thất vọng, một chút não nề.” (Một chuyện hẹn hò) [54, tr.114]
Chính các nhân vật vẫn thỏa mãn những mặt cắt, mặt sau của đời sống. Bên ngoài như vậy, nhưng bên trong trống rỗng. Xã hội hiện đại là như thế. Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu chạm tới những biểu hiện hậu hiện đại: đổ vỡ, bất tín, phi trung tâm. Đấy là quy luật tất yếu. Càng về sau, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư càng đẩy con người vào sự phân rã. Tác giả tạo sự cân bằng cho thế giới nhân vật, đôi lúc không phân chia nhân vật chính và nhân vật phụ, các nhân vật đều ngang nhau. Nhân vật có lúc chỉ xuất hiện phút chốc cũng đủ ám ảnh người đọc. Đây chính là sự dịch chuyển mà Nguyễn Ngọc Tư đã tạo ra cho trục hình tượng.
Tư duy nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư không chỉ vắt sang nhịp hiện đại mà còn thỏa mãn cho cái đương đại, tức là đi vào nhiều hơn những mặt khuất lấp ở phía sau của đời sống. Tác giả đưa vào truyện ngắn những giấc mơ xa hơn trong dòng ý thức, cho kí ức của nhân vật sống ở trong đó. Điều này thỏa mãn nhiều hơn cho chất hiện thực. Bởi trong đời sống, không phải lúc nào con người cũng giải quyết được tất thảy mọi thứ trong hiện thực.
Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu truyện ngắn Áo đỏ bắt đèn với lời khẳng định đây là một giấc mơ: “Nhìn cảnh biết là chiêm bao.” [52, tr.41]. Dọc theo câu chuyện, ngay
cả nhân vật Phước cũng tự ý thức rõ ràng hơn cả về giấc mơ này: “Cảnh này thì đúng là chiêm bao. Hoang đường đến day dứt. Cái lần thấy vía ngồi trên cầu vồng ăn mây cũng không day dứt bằng.” [52, tr.42], “Chiêm bao hoang đường hơn cả giấc mơ đứng dưới cái cây thân bằng sữa bò, mỗi lá là một miếng thịt nướng.” [52, tr.44]. Để rồi khi kết thúc, dẫu “Biết là mơ. Biết là khi thức dậy sẽ thấy trần nhà dày mạng nhện, vài con thằn lằn nhơ nhởn, hay bậy nhằm chân mình.” [52, tr.46], nhưng con người