Những nghiên cứu ứng dụng Lý thuyết động lực bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của DỊCH COVID 19 đến HÀNH VI MUA sắm TRỰC TUYẾN của NGƢỜI TIÊU DÙNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 42 - 43)

Theory – PMT):

Lý thuyết về động lực bảo vệ không được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu học thuật thời gian gần đây. Nó được ứng dụng nhiều hơn trong các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, và các lĩnh vực liên quan đến sự an toàn của con người. Lai và cộng sự. (2016) nói rằng sự kích thích sợ hãi bao gồm ba khái niệm quan trọng: hậu quả được nhận thức, mối đe dọa và nỗi sợ hãi. Theo Wegmann et al. (2017) sự sợ hãi có thể được phân loại thành kiểm soát sợ hãi và kiểm soát nguy hiểm, trong đó kiểm soát sợ hãi xoay quanh các phản ứng cảm xúc gây ra bởi kiểm soát rủi ro và nguy hiểm, xu hướng hành vi thích ứng của khách hàng để tránh nó (Accenture, 2020; Addo và cộng sự, 2020). Tương tự, Addo và cộng sự (2020) cho rằng kiểm soát nguy hiểm sẽ dẫn dắt hành vi thích ứng để đối phó hoặc tránh nguy hiểm trong khi kiểm soát sợ hãi hướng dẫn phản ứng cảm xúc

do rủi ro. Một số nghiên cứu cho rằng sự nỗi sợ hãi là một biến quan trọng trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng (Ahmed và cộng sự, 2020; Iyer và cộng sự, 2020). Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã vận dụng lý thuyết Động lực bảo vệ.

Nghiên cứu của Addo và cộng sự (2020) ―COVID-19: fear appeal favoring purchase behavior towards personal protective equipment‖, dựa trên giả định và dự đoán rằng, trong bối cảnh sự lây lan liên tục của COVID-19, sự sợ hãi sẽ có mối quan hệ tích cực với việc mua các sản phẩm theo phương thức trực tuyến. Ngoài nhân tố nỗi sợ hãi Covid-19, kết quả nghiên cứu của Addo và cộng sự cũng chỉ ra nhân tố sự hiện diện của các yếu tố xã hội và lòng tin vào mua sắm trực tuyến có tác động tích cực đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Sơ đồ 2.8. Mô hình nghiên cứu của Addo và cộng sự (2020)

(Nguồn: Addo và cộng sự (2020)

Trong nghiên cứu trên, Addo và cộng sự (2020) đã sử dụng biến sự đe dọa của mô hình PMT để giải thích cho nhân tố sự sợ hãi dich bệnh Covid-19, sử dụng biến nhận thức tính hữu ích của mô hình C-TAM-TPB để giải thích lần lượt cho 2 nhân tố và lòng tin vào mua sắm trực tuyến và ảnh hưởng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của DỊCH COVID 19 đến HÀNH VI MUA sắm TRỰC TUYẾN của NGƢỜI TIÊU DÙNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 42 - 43)