0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nhận thức rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 55 -56 )

Theo Pavlou (2003), nhận thức rủi ro đề cập đến ý kiến cá nhân của một người về việc có thể phải chịu đựng sự mất mát nào đó để có một kết quả mong muốn.

Mô hình E-CAM của Joongho Ahn và cộng sự (2001) cho rằng nhận thức rủi ro trong quá trình mua sắm trực tuyến bao gồm hai yếu tố: (1) nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ và (2) nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến. Trong bối cảnh làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại TP. HCM với số ca nhiễm tăng cao kỷ lục, chính phủ cũng như chính quyền địa phương đã ban hành nhiều biện pháp siết chặt việc sản xuất và kinh doanh của cá nhân và Doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến việc đứt gãy nguồn cung và khan hiếm hàng hóa, giá bán bị đẩy lên cao, cùng với đó là những vấn đề khó khăn khi giao hàng, hàng hóa chậm trễ

được giao. Người mua sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để tiếp cận được hàng hóa mình mong muốn hoặc phải chi trả nhiều hơn cho việc mua sắm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng tự nguyện sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc buộc phải sử dụng thanh toán trực tuyến do yêu cầu từ người bán có thể sẽ xảy ra rủi ro về sự gian lận của người bán trong việc chuyển giao hàng hóa cho người mua (McCorkle, 1990).

Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, tác giả đề xuất yếu tố nhận thức rủi ro trong bối cảnh đại dịch Covid-19, có tác động tiêu cực đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 55 -56 )

×