Thu nhập giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của DỊCH COVID 19 đến HÀNH VI MUA sắm TRỰC TUYẾN của NGƢỜI TIÊU DÙNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 57 - 58)

Nghiên cứu Natalie Bachas và cộng sự (2020) đã cho thấy mối liên hệ giữa việc giảm thu nhập với xu hướng chi tiêu và tiết kiệm của người tiêu dùng. Đại dịch COVID-19 đã gây ra những cú sốc chưa từng có lên các nền kinh tế với sự gián đoạn đáng kể. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, khoảng 2,7 tỷ công nhân (81% lực lượng lao động trên thế giới) đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa, với mức giảm trung bình số giờ làm việc là 6,7%. Thời gian làm việc ít hơn dẫn đến thu nhập của họ thấp hơn. Bên cạnh đó, những lao động không bị cắt giảm giờ lao động (được cho phép làm việc tại nhà) doanh nghiệp đã lựa chọn cắt giảm lương thay vì cắt giảm nhân sự nhằm tránh gây gián đọan sản xuất kinh doanh sau khi đại dịch qua đi. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) từ đầu năm đến hết tháng 7 năm 2021 cho thấy số lao động thất nghiệp gia tăng do nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không còn khả năng chống đỡ với dịch bệnh nên buộc phải cắt giảm lao động. Số người thất nghiệp trong quý II-2021 là 1,2 triệu người, chiếm 2,62%. Tháng 7 với mức độ phức tạp của dịch bệnh, số lao động thất nghiệp tăng cao, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị lên hơn 4%. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng tiếp tục tăng cao. Quý II-2021, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là 5,2%. Tỷ lệ này trong tháng 7 tăng rất cao vì lao động

phải ở nhà, nghỉ việc để thực hiện giãn cách xã hội. Trong quý II-2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Theo khảo sát của Neilsen (2020), người Việt Nam đứng đầu danh sách tiết kiệm nhất thế giới với 72% người tiêu dùng thừa nhận rằng đã chi tiêu ít hơn so với thời điểm chưa có dịch Covid-19. Hậu quả của việc cắt giảm nhân sự và bất ổn trong công việc đã làm gia tăng sự lo lắng về thu nhập cũng như tài chính của người tiêu dùng. Với ngân sách hạn chế hơn và sự gián đoạn của thị trường lao động, mọi người sẽ phải giảm tiêu dùng và mua sắm (Nguyễn Minh Hiếu và cộng sự, 2020).

Do đó, tác giả đề xuất yếu tố thu nhập của người tiêu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến hành vi mua sắm hàng hóa trực tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của DỊCH COVID 19 đến HÀNH VI MUA sắm TRỰC TUYẾN của NGƢỜI TIÊU DÙNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 57 - 58)