0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nhận thức tình huống đại dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 76 -85 )

+ Tiếp cận được các thương hiệu quen thuộc

Bảng 4.9. Mức độ tác động của việc có thể tiếp cận các thƣơng hiệu quen thuộc

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 5 1,7% 100% Không đồng ý 11 3,6% 98,3% Bình thường 59 19,5% 94,7% Đồng ý 119 39,4% 75,2% Hoàn toàn đồng ý 108 35,8% 35,8%

Với giá trị trung bình của các lựa chọn là 4,04 và qua bảng 4.9 cho thấy có 39,4% người tiêu dùng đồng ý và 35,8% hoàn toàn đồng ý việc có thể tiếp cận những thương hiệu quen thuộc đã phải dừng việc bán hàng tại chỗ nhưng có sẵn tại kênh trực tuyến có tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của họ. Lý do là vì người tiêu dùng đã có thói quen mua sắm hoặc sự trung thành với sản phẩm của những thương hiệu quen thuộc, khi những thương hiệu này thực hiện việc chuyển đổi số để thích nghi với hoàn cảnh đại dịch, người tiêu dùng sẵn sàng mua sắm trực tuyến để tiếp cận với những thương hiệu yêu thích của họ.

+ Tình huống 2: Nguy cơ phong tỏa toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội

Bảng 4.10. Mức độ tác động của nhận thức nguy cơ phong tỏa toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 7 2,3% 100% Không đồng ý 16 5,3% 97,7% Bình thường 39 12,9% 92,3% Đồng ý 117 38,7% 79,4%

Hoàn toàn đồng ý 123 40,7% 40,7%

Bảng 4.10 cho thấy có 38,7% người trả lời đồng ý và 40,7% người trả lời hoàn toàn đồng ý rằng họ lo ngại đến nguy cơ phong tỏa toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội nên mua sắm trực tuyến nhiều hơn, giá trị trung bình của các lựa chọn là 4,1. Điều này được lí giải bởi khi rơi vào trạng thái phong tỏa thì mọi người không được phép ra đường, mua sắm trực tuyến gần như là sự lựa chọn duy nhất với người tiêu dùng.

+ Tình huống 3: Làm việc tại nhà (Work from home)

Bảng 4.11. Mức độ tác động của làm việc tại nhà (Work from home)

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 7 2,3% 100% Không đồng ý 6 2,0% 97,7% Bình thường 45 14,9% 95,7%

Đồng ý 98 32,5% 80,8%

Hoàn toàn đồng ý 146 48,3% 48,3%

Với giá trị trung bình của các lựa chọ là 4,23 và qua bảng 4.11 cho kết quả có 32,5% đáp viên trả lời đồng ý và 48,3% trả lời hoàn toàn đồng ý rằng không điều kiện làm việc tại nhà, hạn chế ra ngoài để tránh lây nhiễm, người tiêu dùng chú ý đến chăm sóc bản thân, gia đình và không gian sống của mình hơn. Do đó, họ tìm đến các trang mua sắm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình trong bối cảnh giãn cách xã hội.

+ Tình huống 4: Thực hiện nghĩa vụ công dân, tuân thủ đúng các chỉ thị từ chính phủ

Bảng 4.12. Mức độ tác động của việc tuân thủ đúng các chỉ thị từ chính phủ

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 5 1,7% 100% Không đồng ý 5 1,7% 98,3% Bình thường 27 8,9% 96,6% Đồng ý 118 39,1% 87,7% Hoàn toàn đồng ý 147 48,6% 48,6%

Bảng 4.12 cho thấy việc tuân thủ nghiêm túc các chỉ thị của chính phủ, thực hiện nghĩa vụ công dân trong mùa dịch tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong giai đoạn Covid-19 khi có đến 48,6% người trả lời hoàn toàn đồng ý và 39,1% người trả lời đồng ý với giá trị Mean là 4,31. Điều này được lí giải bởi các hình thức xử phạt và kiểm tra gắt gao của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát hoạt động đi lại của người dân. Ngoài ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, việc tuân thủ pháp luật tốt cũng tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ở giai đoạn này.

+ Tình huống 5: Khan hiếm hàng hóa

Bảng 4.13. Mức độ tác động của khan hiếm hàng hóa

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 22 7,3% 100% Không đồng ý 23 7,6% 92,7% Bình thường 54 17,9% 85,1% Đồng ý 103 34,1% 67,2% Hoàn toàn đồng ý 100 33,1% 33,1%

Bảng 4.13 cho thấy nhận thức của người dân liên quan đến việc khan hiếm hàng hóa đã tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong giai đoạn Covid-19. Với 33,1% người hoàn toàn đồng ý và 34,1% người đồng ý rằng đại dịch Covid-19 có thể gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng nên người dân có tâm lý muốn dự trữ hàng hóa, mua sắm trực tuyến nhiều hơn, giá trị Mean của biến này là 3,78.

 Tổng kết:

Qua biểu đồ tổng kết dưới đây, có thể kết luận rằng, nhóm nhân tố tình huống đại dịch Covid-19 có tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại TP. HCM. Trong đó, yếu tố tuân thủ các chỉ thị của chính phủ tác động lớn nhất với 87,7% người đồng ý và hoàn toàn đồng ý với câu hỏi này. Yếu tố làm việc tại nhà cũng cho thấy 80,8% đáp viên trả lời rằng họ đã mua sắm trực tuyến nhiều hơn khi ở trong

tình huống này. Bên cạnh đó, những yếu tố khác cũng cho thấy tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng với tỉ lệ đồng tình từ 67,2% đến 79,4%. Đại dịch và những biện pháp của Chính phủ đã làm gia tăng nhận thức của người dân về việc khó hay dễ để thực hiện hành vi mua sắm của mình và hình thức mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng vẫn tiếp cận được rổ hàng hóa mong muốn của bản thân và gia đình đồng thời vẫn tuân thủ đúng các quy định của chính quyền địa phương.

Biểu đồ 4.6: Mức độ tác động của tình huống đại dịch

4.2.4. Nhận thức rủi ro

+ Rủi ro 1: Chi phí giao nhận tăng

Bảng 4.14. Mức độ tác động của chi phí giao nhận tăng

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 34 11,3% 11,3% Không đồng ý 50 16,6% 27,9% Bình thường 75 24,8% 52,7% 75,2% 94,7% 79,4% 92,3% 80,8% 95,7% 87,7% 96,6% 67,2% 85,1% 0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% 100,0% 120,0%

Đồng ý - Hoàn toàn đồng ý Trung lập - Hoàn toàn đồng ý Tiếp cận được các thương hiệu quen thuộc Phong tỏa toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội Làm việc tại nhà (Work from home) Tuân thủ các chỉ thị từ chính phủ Mức độ tác động của khan hiếm hàng hóa

Đồng ý 87 28,8% 81,5% Hoàn toàn đồng ý 56 18,5% 100%

Qua bảng 4.14 cho thấy chỉ có 27.9% người trả lời cho rằng chi phí giao nhận không ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng, trong khi đó 52,7% người có ý kiến trung lập hoặc cho rằng chi phí giao nhận tăng cao không làm ảnh hưởng đến quyết định của họ. Lý do là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, mua sắm trực tuyến gần như là sự lựa chọn tốt nhất với người tiêu dùng để hạn chế tiếp xúc đám đông, tuân thủ giãn cách/cách ly xã hội và vẫn tiếp cận được việc mua sắm hàng hóa nên yếu tố chi phí giao nhận hàng hóa không ảnh hưởng quá lớn đến quyết định chọn mua của người tiêu dùng.

+ Rủi ro 2: Về chất lượng hàng hóa

Bảng 4.15. Mức độ tác động của chất lƣợng hàng hóa

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 31 10,3% 10,3% Không đồng ý 56 18,5% 18,8% Bình thường 85 28,1% 59,9%

Đồng ý 90 29,8% 86,7

Hoàn toàn đồng ý 40 13,2% 100%

Qua bảng 4.15 cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng không cảm thấy quan tâm đến nguy cơ chất lượng hàng hóa không được đảm bảo thông qua mua sắm trực tuyến là 18,8% (không đồng ý và hoàn không toàn đồng ý) và 28,1% lựa chọn trung lập, kết quả này cho thấy sự tác động không rõ ràng của nguy cơ hàng hóa kém chất lượng trong mùa dịch. Điều này được lý giải bởi hầu hết các thương hiệu, cửa hàng và siêu thị uy tín đều thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ để duy trì lượng khách hàng của họ, người tiêu dùng dễ dàng mua sắm được các mặt hàng với chất lượng đảm bảo.

+ Rủi ro 3: Về thời gian giao hàng

Bảng 4.16. Mức độ tác động của về thời gian giao hàng

Hoàn toàn không đồng ý 23 7,6% 7,6% Không đồng ý 43 14,2% 21,8% Bình thường 68 22,5% 44,3%

Đồng ý 114 37,7% 82%

Hoàn toàn đồng ý 54 17,9% 100%

Qua bảng 4.16 cho thấy, thời gian giao hàng chậm hơn bình thường là một trong những trở ngại khiến người tiêu dùng không ưu tiên mua sắm trực tuyến, khi chỉ có 21,8% người khảo sát cho rằng thời gian giao hàng không ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến. Lý do được đưa ra là những mặt hàng mua sắm mùa dịch của người tiêu dùng là lương thực, thực phẩm – đây là những sản phẩm cần thiết chon nhu cầu hằng ngày, nếu phải chờ đợi quá lâu, họ sẽ cân nhắc đến phương thức mua sắm khác như mua trực tiếp (ở những khu vực được cho phép) hoặc thông qua chính quyền địa phương.

+ Rủi ro 4: Nguy cơ lừa đảo thanh toán

Bảng 4.17. Mức độ tác động của nguy cơ lừa đảo thanh toán

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 36 11,9% 11,9% Không đồng ý 55 18,2% 30,1% Bình thường 83 27,5% 57,6%

Đồng ý 88 29,1% 86,7%

Qua bảng 4.17 cho thấy có sự tác động của rủi ro nguy cơ lừa đảo thanh toán đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng nhưng không quá lớn. Có 27,5% đáp viên có ý trung lập và 30,1% không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý so với 42,3% người trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Điều này được lý giải bởi quy trình thanh toán và giao nhận hàng thường được đảm bảo bởi bên thứ 3 (với sàn thương mại điện tử) hoặc những người dân mua tại website doanh nghiệp uy tín, các chi tiết giao dịch được ghi nhận một cách rõ ràng để người tiêu dùng có thể theo dõi. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (Cash on delivery) được sử dụng rộng rãi và chấp nhận trong tình trạng dịch bệnh cũng là điều kiện để người tiêu dùng an tâm khi giao dịch trực tuyến.

 Tổng kết

Qua phân tích kết quả trên cùng với kết quả cho các giá trị trung bình của các biến thuộc nhân tố nhận thức rủi ro lần lượt là 3,27; 3,17; 3,44; 3,14, và trung vị lần lượt 3; 3; 4; 3 cho thấy số đông người tiêu dùng cho ý kiến từ trung lập đến hoàn toàn không đồng ý rằng các rủi ro mua sắm trực tuyến trong giai đoạn dịch Covid-19 có tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của họ nhưng không quá lớn. Trong đó, yếu tố thời gian giao hàng chậm có tác động lớn nhất trong nhóm nhấn tố nhận thức rủi ro với 55,6% người trả lời không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý là có tác động. Nguyên nhân của vấn đề này đến từ việc phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong những năm qua cùng với sự bùng nổ chuyển đổi số của các doanh nghiệp để thích nghi

27,8% 52,7% 18,8% 59,9% 21,8% 44,3% 30,1% 57,6% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không đồng ý - hoàn toàn không đồng ý Trung lập - Hoàn toàn không đồng ý

Biểu đồ 4.7. Mức độ tác động của nhận thức rủi ro

với điều kiện Covid-19. Sự cạnh tranh để duy trì số lượng khách hàng trong đại dịch cùng với đó là những chủ trương hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn từ các cấp lãnh đạo để khiến những rủi ro trong mua sắm trực tuyến không ảnh hưởng quá lớn đến người tiêu dùng. 4.2.5. Thu nhập giảm

+ Thu nhập bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Bảng 4.18. Mức độ tác động của thu nhập giảm đến sự giảm mua sắm các mặt hàng thiết yếu

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 16 12,2% 100% Không đồng ý 31 23,7% 87,8% Bình thường 30 22,9% 64,2%

Đồng ý 34 26,0% 41,3%

Hoàn toàn đồng ý 20 15,3% 15,3%

Bảng 4.18 cho thấy thu nhập giảm có tác động khá hạn chế đến hành vi mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng, người tiêu dùng có xu hướng sẽ cắt giảm những mặt hàng ít quan trọng hơn là những mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của mình.

Bảng 4.19. Mức độ tác động của thu nhập giảm đến sự giảm mua sắm các mặt hàng không thiết yếu

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Lũy kế

Hoàn toàn không đồng ý 5 3,8% 100% Không đồng ý 10 7,6% 96,2% Bình thường 21 16,0% 88,6%

Đồng ý 45 34,4% 72,6%

Hoàn toàn đồng ý 50 38,2% 38,2% + Thu nhập không bị ảnh hưởng

Bảng 4.20. Mức độ tác động của thu nhập không bị ảnh hƣởng

Hoàn toàn không đồng ý 8 4,7% 100% Không đồng ý 12 7,0% 95,3% Bình thường 26 15,2% 88,3%

Đồng ý 72 42,1% 73,1%

Hoàn toàn đồng ý 53 31,0% 31,0%

Bảng 4.19 và 4.20 cho thấy người tiêu dùng có bị giảm thu nhập do ảnh hưởng của dịch và các lệnh giãn cách, cách ly xã hội hay không thì họ vẫn có xu hướng cắt giảm các khoản chi tiêu ở những mặt hàng không thiết yếu do những lo ngại về tình hình tiêu cực trong tương lai với giá trị trung bình cho các nhân tố TN2 và TN3 lần lượt 3,95 và 3,88, giá trị của hai nhân tố trên là 4. Điều này được lý giải bởi sự khó đoán của tình hình sau dịch, nhiều người tiêu dùng lo ngại Chính phủ sẽ tái thiết lập các lệnh giãn cách, cách ly xã hội hay các biện pháp hạn chế tiếp xúc đám đông, đồng thời thu nhập và việc làm của họ có thể sẽ bị ảnh hưởng.

 Tổng kết

Qua các kết quả trên, có thể kết luận thu nhập giảm có tác động đến hành vi của người tiêu dùng, nhất là ở các mặt hàng không thiết yếu. Với số lượng người đồng ý và hoàn toàn đồng ý ở hai yếu tố thu nhập giảm và sự e ngại về triển vọng thu nhập sắp tới đã tác động đến hành vi mua sắm hàng hóa không thiết yếu của người tiêu dùng với lần lượt tỉ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý ở mức cao nhất trong nhóm nhân tố thu nhập giảm là 88,6% và 88,3%. Điều này dễ hiểu, bởi theo lý thuyết của tháp nhu cầu của Maslow, các nhu cầu cơ bản để duy trì sự sống luôn được ưu tiên để đáp ứng hơn những nhu cầu khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 76 -85 )

×