3.1.3.1. Xây dựng bảng hỏi
Bảng câu hỏi khảo sát gồm đầy đủ các nhận định được xây dựng dựa trên các thang đo đã thiết lập và các câu hỏi để khai thác thông tin liên quan của người tham gia khảo sát, bao gồm tổng cộng 40 câu hỏi, trong đó gồm một biến phụ thuộc, bốn biến độc lập, một biến trung gian. Trong bảng hỏi, tác giả cũng chú trọng về thứ tự nhận định và câu hỏi vì nó sẽ ảnh hưởng đến tính logic và độ tin cậy của các câu trả lời. Bố cục của bảng hỏi bao gồm những phần chính sau:
Phần mở đầu: cung cấp một số thông tin như tác giả của khảo sát, mục đích khảo sát và vai trò của người được khảo sát... nhằm lý giải lý do thực hiện khảo sát, gây thiện cảm, tạo niềm tin và sự phối hợp của người được khảo sát.
Phần sàn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm xác định đối tượng tham gia khảo sát có phù hợp với nghiên cứu hay không (là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh), và các câu hỏi để lấy thông tin về nhân khẩu học và thông tin doanh nghiệp nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác đối với dữ liệu khảo sát.
Phần chính: gồm 30 câu hỏi dựa trên thang đo được thiết lập tập trung vào vấn đề nghiên cứu nhằm thăm dò ý kiến của người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ về tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức thông qua cảm nhận tự hào về tổ chức. Các câu hỏi ở phần chính sử dụng thang đo Likert 7 điểm với 1 = Hoàn toàn đồng ý; 2 = Rất đồng ý; 3 = Đồng ý; 4 = Trung lập; 5 = Không đồng ý; 6 = Rất không đồng ý; 7 = Hoàn toàn không đồng ý.
Phần kết: lời cảm ơn của tác giả đến người tham gia thực hiện khảo sát.
Biến phụ thuộc: Cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động (OC) gồm có 09 câu hỏi, cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Mô tả câu hỏi biến phụ thuộc
1 Tôi sẵn sàng nỗ lực hết mình để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn 2 Tôi sẽ giới thiệu với bạn bè của tôi rằng doanh nghiệp này là một nơi tuyệt
vời để làm việc
3 Tôi sẽ chấp nhận hầu hết các hình thức phân công công việc để tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp
4 Tôi thấy rằng giá trị của doanh nghiệp rất phù hợp với định hướng của tôi 5 Tôi thấy tự hào khi nói với những người khác rằng tôi là thành viên của
doanh nghiệp
6 Doanh nghiệp đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong cách thực hiện công việc
7 Tôi cảm thấy mình đã đúng đắn khi chọn doanh nghiệp này để làm việc giữa những tổ chức mà tôi cân nhắc vào thời điểm đó.
8 Tôi quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp
9 Đối với tôi, đây là nơi làm việc tốt nhất trong số các doanh nghiệp tôi đã từng làm việc.
Biến độc lập
Mô hình đề xuất của nghiên cứu này gồm có 04 biến độc lập liên quan đến nhân tố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Biến CSR với các bên liên quan đến xã hội và phi xã hội gồm 06 câu hỏi; Biến CSR với người lao động gồm có 07 câu hỏi; Biến CSR với khách hàng gồm 03 câu hỏi; Biến CSR với Chính phủ gồm 02 câu hỏi.
Bảng 3.3. Mô tả câu hỏi biến độc lập
CSR đối với các bên liên quan đến xã hội và phi xã hội (CSR1)
1 Doanh nghiệp chúng tôi tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng của môi trường tự nhiên
2 Doanh nghiệp chúng tôi đầu tư để tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai
3 Doanh nghiệp chúng tôi thực hiện các chương trình đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với môi trường tự nhiên 4 Doanh nghiệp chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững cho các thế hệ
tương lai
5 Doanh nghiệp của chúng tôi hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các khu vực có vấn đề về ô nhiễm môi trường
6 Doanh nghiệp chúng tôi đóng góp vào các chiến dịch và dự án thúc đẩy phúc lợi xã hội
CSR đối với người lao động (CSR2)
7 Doanh nghiệp chúng tôi khuyến khích người lao động của mình tham gia các hoạt động tự nguyện
8 Các chính sách của doanh nghiệp chúng tôi khuyến khích người lao động phát triển kỹ năng và nghề nghiệp của họ
9 Ban quản lý của doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của người lao động
10 Doanh nghiệp chúng tôi thực hiện các chính sách linh hoạt nhằm mang lại sự cân bằng tốt trong công việc và cuộc sống cho người lao động của mình 11 Các quyết định của người quản lý liên quan đến người lao động thường công
bằng
12 Các chính sách, chế độ của doanh nghiệp chúng tôi đáp ứng điều kiện sống của người lao động
13 Doanh nghiệp chúng tôi quan tâm đến người lao động và người thân của người lao động
CSR đối với khách hàng (CSR3)
14 Doanh nghiệp chúng tôi bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ngoài các yêu cầu pháp lý
15 Doanh nghiệp chúng tôi cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm của mình cho khách hàng
16 Sự hài lòng của khách hàng rất quan trọng đối với Doanh nghiệp chúng tôi
CSR đối với Chính phủ (CSR4)
17 Doanh nghiệp luôn nộp thuế đầy đủ và đúng hạn
18 Doanh nghiệp chúng tôi tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật
Biến trung gian
Biến trung gian cảm nhận tự hào về tổ chức gồm 03 câu hỏi được mô tả cụ thể ở Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Mô tả câu hỏi biến trung gian
1 Tôi cảm thấy tự hào khi làm việc cho công ty của tôi
2 Tôi cảm thấy tự hào khi đóng góp vào thành công của công ty tôi
3 Tôi cảm thấy tự hào khi nói với người khác rằng tôi đang làm việc cho công ty này
Biến kiểm soát
Biến kiểm soát gồm 10 câu hỏi về tuổi, giới tính, thời gian làm việc cho doanh nghiệp, trình độ học vấn, mức lương, tổng nhân sự doanh nghiệp, tổng doanh thu của doanh nghiệp, vị trí làm việc của người lao động, loại hình tổ chức doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, cụ thể được mô tả tại Bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5. Mô tả câu hỏi biến kiểm soát
STT Nhân tố Đặc điểm 1 Tuổi - Nhỏ hơn 25 tuổi - Từ 25 - 35 tuổi - Từ 36 - 45 tuổi - Từ 46 - 55 tuổi - Trên 56 tuổi 2 Giới tính - Nam - Nữ
3 Thời gian làm việc cho doanh nghiệp
- Dưới 2 năm
- Từ 2 đến 5 năm
- Từ trên 5 năm đến 10 năm
- Trên 10 năm 4 Trình độ học vấn - Trung học phổ thông - Trung cấp/Cao đẳng - Đại học - Trên Đại học
STT Nhân tố Đặc điểm 5 Mức lương (triệu VNĐ/tháng) - Dưới 5 triệu - 6 – 10 triệu - 11 – 15 triệu - 16 – 20 triệu - Trên 20 triệu
6 Tổng nhân sự doanh nghiệp (người)
- Dưới 10
- 10 – 50
- 51 – 100
- 101 - 200
7 Tổng doanh thu doanh nghiệp (tỷ VNĐ) - Dưới 3 tỷ - 3 – 20 tỷ - 21 – 50 tỷ - 51 – 100 tỷ - 101 – 200 tỷ
8 Vị trí làm việc của anh/chị
- Người lao động học việc
- Người lao động chính thức
- Trưởng nhóm
- Quản lý cấp trung
- Quản lý cấp cao
9 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
- Thương mại – Dịch vụ
- Sản xuất
- Nông nghiệp, chế biến
- Công nghệ thông tin
- Khác
3.1.3.2. Phỏng vấn chuyên gia
Tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia nhằm kiểm định tính phù hợp, logic và mức độ phù hợp của bảng hỏi về mặt ngữ nghĩa, cách diễn đạt và bố cục để tiến hành
thực hiện các điều chỉnh cần thiết trước khi đưa vào khảo sát thực hiện nghiên cứu định lượng. Tác giả đã liên hệ gửi bảng hỏi khảo sát do tác giả xây dựng ban đầu dựa trên các thang đo (đính kèm tại Phụ lục) và phỏng vấn 03 giảng viên nhân sự của Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương và 01 quản lý nhân sự của doanh nghiệp trong 02 ngày 08/12/12/2021 và 09/12/2021. Kết quả, bảng hỏi đã được các chuyên gia góp ý về bố cục như bổ sung thêm câu hỏi sàn lọc về đối tượng thực hiện khảo sát, đưa các câu hỏi sàn lọc về tổng nhân sự, doanh thu của doanh nghiệp lên phần đầu bảng hỏi để đảm bảo đúng đối tượng khảo sát là người lao động các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh, các chuyên gia cũng góp ý về việc không để tên biến trong bảng hỏi khảo sát cũng như điều chỉnh lại câu từ trong các mô tả yêu cầu đánh giá về các nhận định để đảm bảo sự khách quan trong câu trả lời của người khảo sát. Cụ thể, không dùng “Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình cho các nhận định sau” mà thay vào đó dùng “Anh/chị hãy cho biết ý kiến/quan điểm của mình về các nhận định sau”… Từ đó, tác giả tiếp thu và điều chỉnh bảng hỏi khảo sát theo các góp ý của chuyên gia, hoàn thiện thành bảng hỏi chính thức như được trình bày cụ thể ở Phụ lục.
3.1.3.3. Tiêu chí chọn lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bảng 3.6. Tiêu chí chọn lọc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quy mô doanh nghiệp
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ
sản, công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Số lượng người lao động Tổng doanh thu Số lượng người lao động Tổng doanh thu Doanh nghiệp vừa Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người. Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng
Quy mô doanh nghiệp
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ
sản, công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Số lượng người lao động Tổng doanh thu Số lượng người lao động Tổng doanh thu Doanh nghiệp nhỏ Có số lao động đóng BHXH không quá 100 người Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng Có số lao động tham gia đóng BHXH không quá 50 người Tổng doanh thu của năm năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng Doanh nghiệp siêu nhỏ Có số lao động đóng BHXH không quá 10 người Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng Có số lao động tham gia đóng BHXH không quá 10 người Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.1. Thu thập dữ liệu 3.2.1. Thu thập dữ liệu
Nhằm thuận tiện trong quá trình thu thập, theo dõi tiến độ, tổng hợp và xử lý dữ liệu, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu chính thức của nghiên cứu bằng phương pháp gián tiếp qua khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Forms, được tác giả triển khai đăng trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Ở phần đầu bảng khảo sát, tác giả cũng đã trình bày một đoạn mô tả về đề tài nghiên cứu và phương pháp nghiê cứu để tạo độ tin cậy cho người thực hiện khảo sát (Sulekha, 2013). Tác giả đã tiến khảo sát các đối tượng người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10/12/2021 – 17/12/2021 với phương pháp chọn mẫu tác giả sử dụng là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Theo phương pháp
này, tác giả chọn những phần tử nào có thể tiếp cận được, đáp ứng được các điều kiện do tác giả đưa ra và đồng ý tham gia thực hiện mẫu khảo sát (Nguyễn, 2012).
3.2.2. Cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này, tác gỉả sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích mối quan hệ tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động. Phương pháp này đòi hỏi cỡ mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu (Raykov and Widaman 1995). Tuy nhiên, theo và cộng sự (1998) nếu phương pháp ước lượng Maxium Likelihood thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 – 150. Ngoài ra, kích thước mẫu cho phương pháp ước lượng được sử dụng trong mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) có ba loại là mẫu nhỏ ≤ 100, mẫu trung bình 100 – 200 và mẫu lớn ≥ 200 (Kline, 2005). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cỡ mẫu n = 254, theo như thông tin trên thì cỡ mẫu của nghiên cứu là cỡ mẫu lớn n ≥ 200. Cho thấy đây là cỡ mẫu mang tính đại diện khá cao, đồng thời cơ bản đảm bảo độ tin cậy, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp phân tích mô hình SEM.
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp phân tích mô hình chấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần PLS-SEM, một kỹ thuật thống kê thế hệ thứ hai, để phân tích các mối quan hệ đã được giả định với sự trợ giúp của phần mềm SmartPLS phiên bản 3. Một số tính năng thân thiện với người dùng của SmartPLS đã dẫn đến việc nó được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu chiến lược, tiếp thị và kinh doanh (Raza, 2021).
Theo Henseler & Chin (2010), mô hình nghiên cứu được đánh giá qua hai bước là đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. PLS-SEM là một kỹ thuật phân tích hai giai đoạn, trong giai đoạn đầu tiên mô hình đo lường được điều tra về tính hợp lệ và độ tin cậy (Ringle và cộng sự, 2014), trong khi kiểm định giả thuyết được thực hiện ở giai đoạn thứ hai, được gọi là đánh giá mô hình cấu trúc (Hair và cộng sự, 2014).
3.3.1. Kiểm định mô hình đo lường của nghiên cứu
Đầu tiên, mô hình đo lường được đánh giá thông qua đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các khái niệm đo lường trong mô hình.
Tiêu chí đầu tiên được đánh giá trong mô hình đo lường là độ tin cậy để đảm bảo tính nhất quán bên trong. Tuy nhiên, tiêu chí truyền thống cho tính nhất quán bên trong là Cronbach's alpha, và giá trị ngưỡng cho Cronbach alpha là 0,60, do độ nhạy của Cronbach alphas đối với số lượng thang đo, Hair và cộng sự. (2017) đề xuất sử dụng hệ số độ tin cậy tổng hợp (Composite reliability – CR) cho mô hình đo lường kết quả. Giá trị ngưỡng của CR là 0,70. Đồng thời, độ tin cậy (reliability) của các biến quan sát phải có hệ số tải ngoài (outer loading) lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì đạt yêu cầu về độ tin cậy và hệ số CR phải lớn hơn hoặc bằng 0,7 thì đạt độ tin cậy tổng hợp (Hulland, 1999).
Tiêu chí thứ 2 là đánh giá giá trị hội tụ (convergent validity). Hệ số giá trị hội tụ là mức độ mà một thước đo có tương quan tích cực với các thước đo thay thế có cùng cấu trúc (Hair và cộng sự, 2017) và được sử dụng để đánh giá sự ổn định của thang đo. Để đánh giá giá trị hội tụ của mô hình kết quả, hệ số tải bên ngoài và phương sai trích trung bình (AVE) được đánh giá kiểm định. Theo Fornell and Larcker (1981), hệ số AVE (average variance extracted) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 sẽ khẳng định được độ giá trị hội tụ. Hệ số tải ngoài của mỗi biến quan sát lên nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,7 và có ý nghĩa là bằng chứng về độ tin cậy của các thang đo.