Kiểm định mô hình cấu trúc của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP đến CAM kết gắn bó với tổ CHỨC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa KHẢO sát (Trang 69)

Sau khi đánh giá mô hình đo lường, bước tiếp theo là đánh giá mô hình cấu trúc về để kiểm tra có mối quan hệ mối quan hệ giữa các biến (giả thuyết) hay không. Việc đánh giá mô hình cấu trúc thông qua việc kiểm định tính hợp nhất về giả định vi phạm đa cộng tuyến bằng hệ số VIF, đánh giá hệ số các đường dẫn để kiểm tra tác động của các mỗi quan hệ và đánh giá các hệ số R bình phương, kích thước hiệu ứng effect size f2. Để đạt được mục đích này, đầu tiên trong quá trình đánh giá mô hình cấu trúc là đánh giá tính thẳng hàng thông qua hệ số lạm phát phương sai (VIF). Theo Hair và cộng sự (2019), nếu VIF từ 5 trở đi, mô hình có khả năng rất cao xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.

Bước thứ 2 trong đánh giá mô hình cấu trúc là tiến hành xem xét giá trị R2 của từng cấu trúc nội sinh. R2 là thước đo phương sai được giải thích trong từng cấu trúc nội sinh và do đó là thước đo độ chính xác dự đoán của mô hình (các khoảng thời gian của dự đoán trong mẫu). R2 nằm trong khoảng từ 0 đến 1, với các mức cao hơn cho biết mức độ dự đoán chính xác hơn. Theo quy tắc ‘‘gần đúng’’, các giá trị R2 lần lượt là 0,75, 0,50 và 0,25 có thể được coi là đáng kể, trung bình và yếu (Hair và cộng sự, 2011; Henseler và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, nói chung, nhà nghiên cứu nên giải thích R2 trong bối cảnh của nghiên cứu bằng cách xem xét các giá trị R2 từ các nghiên cứu liên quan.

Bên cạnh giá trị R2, tác động của các yếu tố dự đoán được kiểm định bằng tác động của f2 (Hair và cộng sự, 2013). Kích thước hiệu ứng f2 cho phép đánh giá đóng góp của biến độc lập vào biến phụ thuộc. Cụ thể, Cohen (1988) đưa ra tiểu chí kiểm định giá trị f2 = 0,02 cho thấy “tác động nhỏ”, hệ số 0,15 cho thấy “tác động trung bình” và 0,35 là “tác động lớn” của cấu trúc bên ngoài trên một cấu trúc nội sinh.

3.3.3. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần PLS – SEM

Bước thứ ba trong PLS-SEM là đánh giá các mối quan hệ.

Để kiểm tra xem các chỉ báo cấu thành có thực sự góp phần vào việc hình thành biến tiềm ẩn, quy trình bootstrapping cần được thực hiện. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mềm phân tích thống kê bình phương tối thiểu từng phần SmartPLS 3.0 để tiến hành ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) thông qua các chỉ số tiêu chuẩn, phù hợp với đặc điểm nghiên cứu là không dựa trên giả định phân phối chuẩn, linh hoạt sử dụng với cỡ mẫu nhỏ.

Kiểm định Bootstrapping được thực hiện nhằm kiểm định độ tin cậy mô hình SEM. Sau khi hoàn thành việc ước lượng mô hình nghiên cứu thì vấn đề đánh giá lại độ tin cậy của ước lượng đó là một công việc cần thiết. Khi ước lượng mô hình nghiên cứu đạt được độ tin cậy thì mới có khả năng suy rộng ra cho tổng thể, ngược lại thì ước lượng của mô hình nghiên cứu chỉ có thể phù hợp trong nội bộ số liệu thu thập của đề tài. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu. Phương pháp đầu tiên nhà nghiên cứu có thể chia mẫu nghiên cứu thành hai mẫu con, sau đó sử dụng một mẫu con để tiến hành ước lượng mô hình nghiên cứu. Mẫu con còn lại thì được sử dụng để đánh giá lại độ tin cậy của mô hình nghiên cứu vừa ước lượng. Ngoài ra, nhà nghiên cứu cũng có thể tiến hành kiểm định độ tin cậy của các ước lượng thông qua việc lặp lại nghiên cứu bằng cách thu thập thêm quan sát. Tuy nhiên, theo Anderson & Gerbing (1988) cho rằng đối với phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính thường đòi hỏi cỡ mẫu lớn, cho nên việc kiểm định độ tin cậy của các ước lượng dựa theo 2 phương pháp trên là không khả thi vì tốn kém nhiều thời gian và chi phí của người thực hiện nghiên cứu. Do đó, Schumaker and Lomax (2004) cho rằng trong những trường hợp như thế thì phương pháp kiểm định bootstrapping là phương pháp phù hợp để thay thế, bởi vì đây là phương pháp lấy mẫu lặp lại, trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông. Phương pháp này sử dụng cách tiếp cận không dựa trên quan hệ tương tác giữa các biến, các nhân tố để dự đoán độ chính xác của các mối quan hệ trong PLS. Với kỹ thuật bootstrapping, có thể coi mẫu thu hồi được như một tổng thể, N mẫu con trong tổng thể được tạo thành bằng phương pháp lấy mẫu với sự thay đổi của các

giá trị quan sát trong cỡ mẫu ban đầu (trong nghiên cứu N = 254). Sau đó, các mối liên hệ bắt đầu được dự đoán cho mỗi mẫu mới được tạo ra. Phân phối các dự đoán từ N mẫu được tạo ra để tính t-value của mối quan hệ. Nghiên cứu hiện tại đã sử dụng kỹ thuật lấy mẫu lại bootstrap dựa trên 5000 lần lặp và 254 trường hợp, để đánh giá ý nghĩa của hệ số đường dẫn.

SƠ KẾT CHƯƠNG 3

Tại chương 3, tác giả tập trung làm rõ phương pháp nghiên cứu của đề tài thông qua việc thiết kế nghiên cứu, xây dựng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Trước tiên tác giả tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để hiệu chỉnh thang đo và bảng hỏi cho phù hợp với vấn đề đối tường nghiên cứu và đảm bảo độ tin cậy của thang đo và câu trả lời của người tham gia khảo sát. Sau khi hoàn thiện thang đo và bảng hỏi, tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức bằng phương pháp khảo sát trực tuyến thông qua công cộng biểu mẫu Google Forms của Google và đăng tải trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Zalo với số mẫu hợp lệ thu được cuối cùng là 254 mẫu. Tiếp đến tác giả phương pháp kiểm định mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiếu từng phần PLS-SEM. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được trình bày và phân tích đánh giá cụ thể ở Chương 4 dưới đây.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Sau quá trình tổng hợp, sàn lọc kiểm tra kết quả dữ liệu khảo sát, tác giả đã chọn lọc được 254 mẫu hợp lệ trên tổng số 303 mẫu khảo sát được. Theo Nguyen (2017) có ba loại kích thước mẫu cho phương pháp ước lượng được sử dụng trong mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là mẫu nhỏ ≤ 100, mẫu trung bình 100 – 200 và mẫu lớn ≥ 200. Cỡ mẫu hiện tại tác sau khi sàn lọc của nghiên cứu này là 254, như vậy cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của phương pháp phân tích.

Đặc điểm cơ bản của mẫu khảo sát được tác giả thống kê mô tả trình bài ở bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1. Thống kê mô tả bảng mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Tần số (Người) Tỷ lệ (%) Tuổi Nhỏ hơn 25 tuổi 91 35,8% Từ 25 - 35 tuổi 109 42,9% Từ 36 - 45 tuổi 40 15,7% Từ 46 - 55 tuổi 13 5,1% Trên 56 tuổi 1 0,4% Giới tính Nam 119 46,9% Nữ 135 53,1%

Thời gian làm việc cho doanh nghiệp

Dưới 2 năm 115 45,3% Từ 2 đến 5 năm 72 28,3% Từ trên 5 năm đến 10 năm 32 12,6% Trên 10 năm 35 13,8% Trình độ học vấn Trung học phổ thông 8 3,1% Trung cấp/Cao đẳng 20 7,9% Đại học 192 75,6% Trên Đại học 34 13,4% Mức lương (triệu VNĐ/tháng) Dưới 5 triệu 24 9,4% Từ 6 - 10 triệu 71 28,0%

Đặc điểm Tần số (Người) Tỷ lệ (%) Từ 11 - 15 triệu 71 28,0% Từ 16 - 20 triệu 41 16,1% Trên 20 triệu 47 18,5% Tổng nhân sự doanh nghiệp (Người) Dưới 10 12 4,7% Từ 10 - 50 49 19,3% Từ 51 - 100 44 17,3% Từ 101 - 200 149 58,7%

Tổng doanh thu doanh nghiệp (tỷ VNĐ) Dưới 3 tỷ 35 13,8% Từ 3 - 20 tỷ 64 25,2% Từ 21 - 50 tỷ 32 12,6% Từ 51 - 100 tỷ 36 14,2% Từ 101 - 200 tỷ 87 34,3% Vị trí làm việc

Người lao động học việc 28 11,0% Người lao động chính thức 144 56,7% Trưởng nhóm 32 12,6% Quản lý cấp trung 30 11,8% Quản lý cấp cao 20 7,9% Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ 148 58,3% Sản xuất 37 14,6% Nông nghiệp, chế biến 3 1,2% Công nghệ thông tin 19 7,5%

Khác 47 18,5%

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả

Về độ tuổi, độ tuổi từ 25 – 35 tuổi có 109 người, chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,9% số lượng mẫu được khảo sát; kế tiếp đứng thứ hai là nhóm có độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ 35,8% có 91 người; xếp thứ ba là nhóm có độ tuổi từ 36 – 45 tuổi có 40 người, chiếm tỷ lệ 15,7%; xếp thứ 4 là nhóm có độ tuổi từ 46 – 55 tuổi có 13 người, chiếm tỷ lệ thấp 5,1%; xếp cuối cùng là nhóm có độ tuổi trên 56 tuổi, có 1 người, chiếm tỷ lệ không đáng kể 0,4%. Từ kết quả trên có thể thấy rằng, người lao động có

độ tuổi lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm đa phần với số lượng lớn trong mẫu khảo sát tổng cộng là 78,7%.

Về giới tính: trong tổng số 254 người lao động khảo sát có tỷ lệ nam/nữ là 119/135. Trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn, có 135 người chiếm tỷ lệ 53,1%. Nam giới chiếm tỷ lệ thấp hơn, có 119 người chiếm 46,9%. Như vậy có thể thấy số lượng người lao động là nữ giới có phần cao hơn nam giới trong mẫu khảo sát, tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn lắm.

Về thời gian làm việc cho doanh nghiệp: thời gian làm việc dưới 2 năm có 115 người, chiếm tỷ lệ 45,3% cao nhất trong tổng số lượng mẫu khảo sát; xếp thứ 2 là nhóm có thời gian làm việc từ 2 đến 5 năm có 72 người chiếm tỷ lệ 28,3%; xếp thứ 3 là nhóm có thời gian làm việc trên 10 năm có 35 người, chiếm tỷ lệ 13,8%; cuối cùng theo sát đó là nhóm có thời gian làm việc từ trên 5 đến 10 năm có 32 người, chiếm tỷ lệ 12,6%. Kết quả này cho thấy rằng, trong tổng mẫu được khảo sát, thì số lượng người lao động có thời gian làm việc gắn bó với doanh nghiệp từ trên 5 năm trở lên có phần thấp hơn số lượng người lao động có thời gian làm việc cho doanh nghiệp từ 5 năm trở xuống, lần lượt với tỷ lệ chênh lệch gần 1/3 là 26,4%/73,6%.

Về trình độ học vấn: nhóm có tỷ lệ cao nhất là nhóm trình độ Đại học có 192 người chiếm tỷ lệ 75,6%; tiếp đến là nhóm trình độ trên Đại học có 34 người, chiếm tỷ lệ 13,4%; đứng thứ ba là nhóm trình độ Trung cấp/Cao đẳng có 20 người, chiếm 7,9%; nhóm trình độ Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ thấp nhất có 8 người với tỷ lệ 3,1%. Có thể thấy rằng, số lượng người lao động trong mẫu khảo sát có trình độ học vấn từ Đại học trở lên chiếm đại đa số với tổng tỷ lệ là 89%.

Về mức lương bình quân hàng tháng: mức lương từ 6 – 10 triệu và mức lương từ 11 – 15 triệu đồng đồng chiếm tỷ lệ cao nhất, mỗi mức đều có 71 người, cùng chiếm tỷ lệ 28%; xếp thứ ba và thứ tư là nhóm mức lương trên 20 triệu có 47 người và nhóm mức lương từ 16 – 20 triệu có 41 người, lần lượt chiếm tỷ lệ 18,5% và 16,1%; sau cùng thấp nhất là nhóm mức lương dưới 5 triệu có 24 người, chiếm tỷ lệ 9,4%. Kết quả này thể hiện, hơn phân nửa số lượng người lao động trong mẫu khảo sát, cụ thể là 62,6% số lượng người lao động có mức lương từ 11 triệu trở lên.

Về tổng nhân sự doanh nghiệp: có 149 người chiếm tỷ lệ 57,8% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho các doanh nghiệp thuộc nhóm có tổng nhân sự từ 101

– 200 người; tiếp đến có 49 người chiếm tỷ lệ 19,3% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho các doanh nghiệp thuộc nhóm có tổng nhân sự từ 10 – 50 người; theo sau đó có 44 người chiếm tỷ lệ 17,3% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm có tổng nhân sự từ 51 – 100 người; còn lại thấp nhất là có 12 người chiếm tỷ lệ 4,7% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho các doanh nghiệp thuộc nhóm có tổng nhân sự dưới 10 người.

Về tổng doanh thu doanh nghiệp hàng năm: có 87 người chiếm tỷ lệ 34,3% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm có tổng doanh thu hàng năm từ 101 – 200 tỷ; kế đến có 64 người chiếm tỷ lệ 25,2% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm có tổng doanh thu hàng năm từ 3 - 20 tỷ; tiếp theo có 36 người chiếm tỷ lệ 14,2% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm có tổng doanh thu hàng năm từ 51 – 100 tỷ; theo sau có 35 người chiếm tỷ lệ 13,8% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm có tổng doanh thu hàng năm dưới 3 tỷ; cuối cùng có 32 người chiếm tỷ lệ 12,6% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm có tổng doanh thu hàng năm từ 21 – 50 tỷ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về vị trí làm việc: nhóm Người lao động chính thức chiếm tỷ lệ cao nhất có 144 người chiếm 56,7% tổng số lượng mẫu khảo sát; xếp thứ hai là nhóm Trưởng nhóm có 32 người chiếm tỷ lệ 12,6%; xếp thứ ba là nhóm Quản lý cấp trung có 30 người chiếm 11,8%; xếp thứ tư là nhóm Người lao động học việc có 28 người chiếm 11%; xếp cuối cùng là nhóm Quản lý cấp cao có 20 người, chiếm tỷ lệ 7,9%.

Về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: có 148 người chiếm tỷ lệ 58,3% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ; có 37 người chiếm tỷ lệ 14,6% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm lĩnh vực Sản xuất; có 19 người chiếm tỷ lệ 7,5% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm lĩnh vực Công nghệ thông tin; thấp nhất là có 3 người chiếm tỷ lệ 1,2%; còn lại có 47 người chiếm tỷ lệ 18,5% số lượng người lao động khảo sát làm việc cho doanh nghiệp thuộc nhóm lĩnh vực khác.

4.2. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Kết quả kiểm định mô hình đo lường

Giai đoạn đầu tiên trong đánh giá mô hình PLS-SEM là đánh giá mô hình đo lường. Việc đánh giá mô hình đo lường bao gồm ba bước sau:

1. Hệ số tải ngoài (outer loading)

2. Tính nhất quán bên trong và giá trị hội tụ (độ tin cậy tổng hợp CR và phương sai trích trung bình AVE)

3. Giá trị phân biệt.

4.2.1.1. Kết quả kiểm định mô hình ước lượng và hệ số tải ngoài (outer loading) của các biến loading) của các biến

Nguồn: Tác giả tổng hợp qua SMARTPLS

Mô hình ước lượng lần đầu cho thấy trên các hệ số tải của biến quan sát đều trên 0.7, có 2 thang đo CSR31 và OC3 lần lượt có hệ số tải ngoài nhỏ hơn 0.6 nên bị loại. Sau khi loại bỏ 2 biến trên, mô hình được chạy lại với kết quả chính thức như Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả phân tích hệ số tải nhân tố ngoài của các biến CSR1 CSR2 CSR3 CSR4 OC POPA CSR11 0,868 CSR12 0,814 CSR13 0,882 CSR14 0,866 CSR15 0,776 CSR16 0,839 CSR21 0,731 CSR22 0,861 CSR23 0,887 CSR24 0,881 CSR25 0,861 CSR26 0,833 CSR27 0,849 CSR32 0,872 CSR33 0,880 CSR41 0,948

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP đến CAM kết gắn bó với tổ CHỨC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa KHẢO sát (Trang 69)