0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Mốt số khuyến nghị về hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHẢO SÁT (Trang 89 -91 )

Từ các đánh giá, phân tích, thảo luận về kết quả nghiên cứu ở Chương 4, tác giả đưa ra kết luận và một số hàm ý cho các Nhà quản trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nâng cao thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm nâng cao tính cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động như sau:

Giả thuyết H1.1.a và H2.a được ủng hộ cho thấy người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cảm nhận được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các bên liên quan xã hội và phi xã hội bao gồm đối với xã hội, môi trường tự nhiên, thế hệ tương lai và các tổ chức phi chính phủ có tác động tích cực đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động. Đồng thời trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với các bên liên quan xã hội và phi xã hội tác động tích cực

đến cảm nhận tự hào của tổ chức, theo sau đó là cảm nhận gắn bó với tổ chức. Kết quả này đưa ra hàm ý quản trị rằng việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội bằng cách thức thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và bảo vệ chất lượng môi trường, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ, đầu tư vào các chiến dịch và dự án thúc đẩy phúc lợi của xã hội, nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững và tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai sẽ làm cho người lao động cảm thấy tự hào về tổ chức và làm nâng cao tính cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giả thuyết H1.2.a và H2.b được chấp nhận và với kết quả kiểm định giải thuyết này ở trên có thể khẳng định rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động có tác động tích cực lớn nhất đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động, đồng thời cũng tác động tích cực đến cảm nhận tự hào về tổ chức, từ đó tác động đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động. Điều này cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm đến việc thực hiện các chính sách, chế độ của doanh nghiệp đáp ứng tốt điều kiện sống của người lao động; quan tâm đến nguyện vọng mong muốn của người lao động; chính sách đào tạo phát triển kỹ năng, nghề nghiệp cho người lao động; tạo sự công bằng trong công việc và cân bằng giữa đời sống và công việc cho người lao động; quan tâm đến người lao động và người thân trong gia đình của người lao động… Việc này sẽ làm cho người lao động cảm nhận được sự tự hào về tổ chức của mình và cũng từ đó càng có tính cam kết gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu khẳng định trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan xã hội và phi xã hội, đối với người lao động và đối với Chính phủ có tác động tích cực đến cảm nhận tự hào về tổ chức của người lao động; và cảm nhận tự hào về tổ chức của người lao động lại có ảnh hưởng tích cực lớn đến cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể người lao động sẽ cảm thấy tự hào khi là thành viên của một tổ chức biết quan tâm đến lợi ích cồng đồng, chia sẻ khó khăn với người dân địa phương nơi doanh nghiệp trú đóng (Tran & Nguyen, 2020) cùng như cảm thấy tự hào khi là thành viên trong một tổ chức luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống, công việc của người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động; tuân thủ và thực hiện tốt các quy định, trách nhiệm đối pháp luật,

Nhà nước. Khi người lao động thật sự có nhận thức cảm thấy tự hào vì là một phần của tổ chức nhân văn như vậy thì họ sẽ thấy muốn gắn bó lâu dài với tổ chức, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tran và Nguyen (2020). Khi người lao động cảm nhận tốt về các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy tự hào nhiều hơn về tổ chức của mình và ngày càng nâng cao tính cam kết gắn bó với tổ chức.

Vì vậy, tóm lại các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm và có thể triển khai một số đề xuất sau:

- Xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chuẩn mực;

- Xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan xã hội và phi xã hội, đối với người lao động và đối với Chính phủ nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về sự tự hào đối với tổ chức;

- Xây dựng chính sách tổ chức, đặc biệt là các chính sách đối với người lao động nhằm nâng cao cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHẢO SÁT (Trang 89 -91 )

×