Ngôn ngữ bên ngoà

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 118 - 120)

II. VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP

b. Cái nhìn của ngưòl đang yêu (Khi hưng phấn, đồng tử thưò'ng giãn to)

4.3.1. Ngôn ngữ bên ngoà

Đây là ngôn ngữ của chủ thể hướng vào đối tượng giao tiêp.

a) Ngôn ngữ nói

Ngườỉ giao tiếp khi dùng ngôn ngữ nói độc thoại phải chuẩn bị kỹ cả nội dung và hình thức của bài nói. Lời nói phải đuợc gọt giũa cho chính xác, rõ ràng. Câu trúc bài nói, câu nói phải hợp lý. Nội dung bài nói phải súc tích, thực tế. Trong giao

tiếp bằng độc thoại đòi hỏi sự tập trung chú ý cao của cả chủ thể và khách thể.

Ngôn ngữ đối thoại trong giao tiếp cần giản dị, dễ hiểu, ít trau chuốt, thường được lược bỏ bớt ngôn từ. Khi đối thoại trực tiếp, hoặc đối thoại qua màn hình (mặt đối mặt), ngưòi giao tiếp sử dụng thêm các phương tiện hỗ ừợ như điệu bộ, hàiửi vi, cử chỉ...

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói (đổi thoại, độc thoại) chủ thể và khách thể rất chú ý sử dụng chất liệu giọng nói (cường độ, số âm thanh) và nhịp điệu để bổ sung cho nội dung lời nói. Sự lên bổng, xuống trầm, nói oang oang hay nhỏ nhẹ, the thé hay trầm trầm, cấp tốc hay chậm rãi, khoan thai... đều mang một ý nghĩa tâm lý nhất định. Qua giọng nói, cách nói có thể đoán biết được phần nào tính cách, thái đ ộ ... của người giao tiếp. Giọng nói đanh, tự nhiên cao giọng thường thấy ở người có tính cách trịnh thượng. Giọng nói không bình thường (nói ấp úng, ngập ngừng, nói lắp ...) là biểu hiện sự căng thẳng nội tâm, hồi hộp, bối rối cảm xúc... Ngưòã nói nhanh và nói to thưòng là người có nhân cách hướng ngoại...

b) Ngôn ngừ viết

Trong giao tiếp, có thể dùng độc t|?oại viết (viết báo, viết sách...) hoặc đối thoại viết (viết thư hỏi và viết trả lòd...). Cách trinh bày bài viết, kiểu dáng chữ viết, cách lựa chọn các dấu nhấn, cách sử dụng phương tiện để viết (viết trên giấy trắng hay trên vai đỏ, viél bàng mực hay bàng m àu...) cũng phán ánh nhiều điều về tính cách, thái độ của người giao tiếp.

Trong giao tiếp, so với ngôn ngữ nói ngôn ngữ viết được sử dụng công phu hơn, thông tin được chắt lọc hơn, song diễn

đạt về tình cảm, thái độ sẽ khó khăn hơn. Ngày nay nhờ có các phương tiện thông tin hiện đại mà giao tiếp bằng ngôn ngữ bên ngoài của con ngưòd được thực hiện nhanh hơn, chính xác hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Tất nhiên, để phát huy tốt vai trò của máy móc, phương tiện thôn tin hiện đại, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của mình, làm chủ máy móc, phương tiện và xử lý kịp thời những trục trặc kỹ thuật, để giao tiếp diễn ra liên tục, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)