Phát huy những đặc trưng tâm lý tốt đẹp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 63 - 65)

- Trong hoạt động thực tiễn ngưòri lãnh đạo cần năm

a. Phát huy những đặc trưng tâm lý tốt đẹp

Trong nền kinh tế thị trưòmg xã hội chủ nghĩa việc giữ gìn và phát huy những nét tâm lý truyền thống, tốt đẹp của con

người Việt Nam có vai trò rất then chốt. Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bàng, văn minh, chúng ta không thể không giữ gìn những nét tâm lý dân tộc tốt đẹp như yêu nước, cần cù, chịu khó trong lao động; độc lập, tự chủ, yêu thưong con người. Tinh thần yêu nước không chỉ đòi hỏi trong lao động và xây dựng đất nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Kinh tê thị trường đòi hỏi con ngưòd phải sòng phẳng, phải coi trọng "cái lý". Song không vì thế mà không chú ý đầy đủ đến yếu tố tình nghĩa, yêu thưomg, đùm bọc nhau. Nếu không có lòng yêu thưomg đồng loại sẽ dẫn đến vì đồng tiền mà đánh mất lương tâm, chà đạp lên ngưòd khác, làm mất đi truyền thống tốt đẹp cùa dân tộc. Mặt khác, chỉ có đoàn kết, yêu thương con người mới có khả năng liên kết, hợp tác giúp đỡ lẫn rứiau cùng phát triển. Thực tiễn phát triển tư bản chủ nghĩa cho thấy con người trong xã hội tư bản sống ngày càng biệt lập, quan hệ tốt đẹp giữa con ngưòd với con người ngày càng giảm đi, nhiều người già, trẻ em không nơi nương tựa. Đồng tiền và phương tiện thông tin hiện đại đã làm cho con người xa lánh tứrau, sống ích kỷ và cuối cùng đã tạo ra một tình trạng đáng lo ngại trong quan hệ giữa người với người trong xã hội tư bản hiện đại.

+ Cần cù, chịu khó trong lao động, chịu đựng gian khổ, khó khăn là truyền thống tâm lý tốt đẹp của dân tộc. Trong nền kiiứi tế thị trưòmg xã hội chủ nghĩa, rất cần những đức tính đó. Tuy nhiên, do nền sản xuất của ta chưa phát triển, kinh tế thị

trường mới đi vào quỹ đạo, vi vậy đòi hỏi mõi con nguừi phải biết sáng tạo trong lao động. Qui luật trong nền kinh tế thị trưòmg chi dành chỗ đứng cho lứiững ai cần cù chịu khó, năng động, sáng tạo, trong học tập và lao động. Đó là thế maiứi cần phát huy của con người Việt Nam.

+ Đổi mới phát triển kinh tế thị trưòmg theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại càng cần thiết phải giữ gìn những thuần phong, mỹ tục tốt đẹp, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc trong lối sống, quan hệ cư xử. Chú ý đến hiệu quả lao động, đến giá trị vật chất không có nghĩa là bỏ đi truyền thống nhân ái, coi trọng giá trị tinh thần, giá trị làm người của dân tộc. Trong công tác giáo dục con người, các nhà lãnh đạo, quản lý cần phải quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)