Chức năng hòa nhập (đ ồng nhất)

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 113 - 116)

II. VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP

b) Chức năng hòa nhập (đ ồng nhất)

Đây là sự hòa nhập, sự tham gia của các cá nhân vào nhóm xã hội (như gia đình, lóp học, tổ công tác, phường, hội...). Qua giao tiếp, con người thấy được mình là thành viên của nhóm, có nghĩa vụ, trách nhiệm với nhóm và được hường mọi quyền lợi như các thành viên khác trong nhóm. Họ chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với nhóm theo khả năng của mình. Mặt khác, chính nhóm xã hội lại tác động không nhỏ lên nhân cách, thái độ, hành vi của mỗi thành viên. Những quy định, những đòi hỏi (chính thức hoặc không chính thức) của nhóm sẽ chia phối các hoạt động riêng tư của mỗi thành viên trong nhóm.

Cũng có khi chức năng hòa nhập còn thể hiện ở sự đối lập, mâu thuẫn của thành viên đối với nhóm. Chức năng đối lập đã nói rõ thêm tính phong phú, phức tạp của hoạt động giao tiếp trong nhóm.

3.3. Phân loại theo chức năng cụ thể

Trong số những cách phân loại này, chúng ta phải kể đến cách phân loại theo 6 chức năng (6 thành tố) của giao tiếp do nhà ngôn ngữ học cấu trúc Jakopson đề xướng. Sáu chức năng này là:

- Chức năng nhận thức, đô có những thông tin rõ ràng,

mạch lạc.

- Chức năng cảm xúc, để tạo ra không khí thoải mái, những cảm xúc tốt đẹp giữa chủ thể và khách thể trong giao tiếp.

- Chức năng duy trì sự liên tục, không để có khoảng trống trong giao tiếp. Xen giữa những giao tiếp công việc, nghiêm túc là những lời thăm hỏi, những câu chuyện vui, chuyện cư ời...

- Chức năng thơ mộng, để tạo ra sự thi vị, kích thích trí tường tượng phong phú và những xúc cảm thầm mỹ trong giao tiếp.

-Chức năng siêu ngôn ngữ, nhàm lựa chọn và sử dụng những câu, những từ chúứi xác, sâu sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ.

- Chức năng quy chiếu, thu phục nhân tâm của giao tiếp, nhằm giải quyết đúng những vấn đề m à cà chủ thể lẫn khách thể giao tiếp đang mong đợi...

Đây là những chức năng giao tiếp rất cụ thể của con người. IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIÊP

Trong giao tiếp, con ngưòd thường sử dụng các loại phương tiện sau:

4.1. Phương tiện vật chất cụ thể

Khi giao tiếp, con người có thể sử dụng những công cụ, sản phẩm vật chất của lao động, những danh lam thắng cảnh, những kỷ vật, tặng phẩm ... Trẻ em giao tiếp với nhau qua đồ chơi, bánh, kẹo... Trong từng vật thể có sự hội nhập văn hóa, xã hội, trí tuệ, cảm x ú c... của loài người. Khi giao tiếp bằng vật chất cụ thể, con người chi cho nhau biết những tinh túy mà loài người gửi gắm ở ưong đó, trao đổi với nhau những thông tin, rung cảm, kinh nghiệm... về vật thể đó, từ đó chủ thể và khách thể thực hiện mục đích, nội dung giao tiếp.

4.2. Phương tiện ký hiệu, tín hiệu

Khi giao tiếp, con người sử dụng những cử chi, điệu bộ, ánh mắt, nét m ặt...để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiện hay khó chịu, hiểu biết sâu sắc hay nông cạn ... Ngoài ra, con người còn sừ dụng những ký hiệu quy định chung cho từng nhóm xã hội, như biển báo giao thông, ký hiệu thông tin bàng tay, cho những người câm điếc, những ký hiệu dùng riêng cho hai người...

4.2.1. Giao tiếp qua nét mặt

Người giao tiếp sử dụng bộ mặt của mình để diễn đạt những nội dung giao tiếp, trước hết diễn đạt về cảm xúc, thái độ. Nét mặt cau có thể hiện sự giận dữ, khó chịu; nét mặt rạng rỡ thể hiện sự hài lòng, khoan dung, đồng tìn h ... Sự giao tiếp bàng nét mặt thường thể hiện tập trung ờ đôi mắt và cái miệng.

Đôi mắt nói lên rất nhiều sắc thái tâm lý: vui, buồn, lanh nhạt, ngờ vực, tự tin, nhiệt tình... Qua đôi mắt, có thể phán đoán được phần nào tính cách của người giao tiếp: ngưòả gian giảo hay nhìn trộm, người lẳng lơ hay liếc ngang, người tức giận mắt tối sẩm, người thông minh mắt long lanh, người chính trực hay nhìn thẳng, người xu nịnh hay nhìn x u ố n g ...

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)