Một số đặc trưng tâm lý của thanh niên trong công cuộc đối mó

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 55 - 57)

- Trong hoạt động thực tiễn ngưòri lãnh đạo cần năm

b. Một số đặc trưng tâm lý của thanh niên trong công cuộc đối mó

công cuộc đối mói

Có thể nói rằng, tâm lý của thanh niên hiện nay khác về chất so với các thế hệ trẻ đã từng sinh ra, lớn lên và trưởng thành trước đây.

Neu mỗi thế hệ có thể tính là 30 năm, thì hiện nay có sự chung sống ít nhất 3 - 4 thế hệ trong một gia đình (kể từ năm 1945 đến nay). Sự xung đột giữa các thế hệ trước hết là do sự khác nhau về các giá trị của từng thế hệ. Nó không nhất thiết dẫn đến mâu thuẫn thế hệ có tính chất giai cấp - xã hội như quan niệm của một số nhà lý luận phương Tây.

Sự khác nhau về tâm lý giữa các thế hệ trước hết do sự khác nhau về lối sống trong xã hội - mà sự khác nhau về lối sống này lại do sự thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thỏri kỳ phát triển.

Sự đánh giá về thế hệ trẻ hiện nay phải khách quan, không thể căn cứ vào tiêu chuẩn của thế hệ già hay thanh niên ở các thời kỳ khác nhau. Ví dụ, tâm lý thế hệ người lính trẻ tham gia chống Pháp khác với chống Mỹ...

Sở dĩ chúng tôi đề cập nhiều đến cách tiếp cận đối với thanh niên vì hiện nay ít nhất có ba cách đánh giá khác nhau; cách nhìn khách quan, cách phê phán lên án và cách đánh giá ba phải.

Thế hệ trẻ Việt nam hiện nay ngày càng có những nét tâm lý có tính chất thời đại quốc tế, tức thế hệ trẻ ở các nước và

các thể chế khác nhau đều có nét tương đồng đó là tâm lý thực dụng, chú trọng hiệu quả, thẳng thắn, trung thực và có ước mơ về một đời sống tiện nghi và sung túc, hạnh phúc của cá nhân, về tình bạn, tình yêu đẹp đẽ...

Riêng ở nước ta, ngoài yêu nước, theo Đảng, năng động, sáng tạo, thế hệ trẻ ngày nay còn có nét tâm lý nổi bật là: khát vọng làm giàu cho cá nhân, và sự hướng tới đời sống tiện nghi vật chất. Sự chuyển đổi một số giá trị trong hệ giá trị của xã hội Việt Nam từ tinh thần - đạo đức sang giá trị vật chất mà biểu tượng nổi rõ là đồng tiền (được đô la hoá ít nhiều) là có tính khách quan và là sự thay đổi đáng kể so với hệ giá trị thời bao cấp cho đến nay vẫn còn để lại dấu ấn tâm lý trông chờ ít nhiều ở các thế hệ, kể cả thế hệ trẻ. Đó là tâm lý ỷ lại, ăn theo, lười suy nghĩ, mặc dù tâm lý "làm quan" bằng con đường học vấn, phấn đấu, đã chuyển hoá dần sang tâm lý làm giàu bằng con đưòmg sản xuất, buôn bán, dịch vụ (phi thương bất phú), tâm lý tự khẳng định bản thân.

Tâm lý ngại, lười lao động chân tay, mơ mộng giàu lớn, giàu mạnh, giàu nổi, tâm lý tiêu xài, phô trương, xa hoa, sĩ diện vẫn còn ở một số tharửi niên mới lớn, đặc biệt ở những thanh niên trong các gia đình giàu có, trung lưu, có chức, có quyền...

Cuối cùng điều đáng nhấn mạnh là công cuộc đổi mới hơn 20 nầm qua phần nào đã xoá dần được tâm lý an phận. Tuy nhiên chưa xoá bỏ mặc cảm tự ti trong xã hội và cả trong tầng lớp thanh niên hiện nay.

IV. TÂM LÝ TRUYỀN THỐNG (DÂN TỘC) VÀ

NHỮNG BIEN-'DOI VÊ TÂM LÝ XÃ HỘI ở CON NGƯỜI VIỆT NAM HÔM NAY

Mỗi dân tộc có đặc điểm tâm lý riêng, những đặc điểm này hình thành, biến đổi và phát triển gắn liền với điều kiện

lãnh thổ - tự nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội và các đặc điểm về lịch sử dân tộc. Những đặc điểm tâm lý quan trọng có tính chất truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được thừa nhận rộng rãi rứiư lòng yêu nước nồng nàn, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu, tính cộng đồng, tinh thần lạc quan, yêu đời ... Đặc điểm tâm lý truyền thống của dân tộc trong điều kiện mới cũng có những biểu hiện mới phù hợp với yêu cầu của thời đại. Nếu biết phát huy và khai thác một cách hợp lý, những đặc điểm ấy sẽ trở thành những động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)