Xem: Trần Đình Hoan: Luân chuyên cán bộ khâu đột phá nhăm x â y d im g đ ộ i ngũ cán bộ lãnh đạo, quán lý n gan g tầm th ờ i k ỳ p h á t

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 91 - 93)

triến mớ/,Tạp chí C ộ n g sản, số 7, tháng 3-2002, tr 6 -12.

nhiều chịu sự tác động của hàng loạt những yếu tố tâm lý - xã hội và những "áp lực" tâm lý khác nhau thường dẫn đến kết quả là xa rời nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức cán bộ: Mục tiêu - Tổ chức - Con người.

- Sự ảnh hưởng trước tiên đến công tác lựa chọn cán bộ là ảnh hưởng của giá trị "thân quen". Trong truyền thống, giá trị thân quen có ảnh hường mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động cùa con người khi lựa chọn cán bộ.

- Gắn liền với "thân quen" là "chủ quan duy tình", "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Trên thực tế, khi giải quyết vấn đề gì người ta thường nhấn mạnh đến sự kết hợp hài hoà, đúng đắn giữa lý và tình; song không phải lúc nào cũng đảm bảo được nguyên tắc ấy. Dân tộc ta vốn có truyền thống tốt đẹp là coi trọng tình nghĩa; yêu thương con ngưòd. Tâm lý cộng đồng làng xã cũng là một đặc trưng tâm lý nổi bật ở con người Việt Nam truyền thống. Tuy nhiên, trong những tình huống cụ thể, đôi khi vì tình cảm thân quen, vì "địa phương chủ nghĩa" mà dẫn đến hiện tượng tình cảm lấn át lý trí, "phép vua thua lệ làng" hay coi thường luật pháp.

"Đã đưa đến trước cửa công Bên ngoài là lý, bên trong là tình"

Vì vậy, không hiếm trường hợp thân quen mà người ta bầu nhau, bổ nhiệm nhau chứ không dựa trên tiêu chuẩn đức

tài của người được lựa chọn.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ ra những ảiứi hưởng tiêu cực của yếu tố tâm lý này. Người lứiắc nhở cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cần tránh:

" 1 - Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài.

2- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.

3. Ham dùng những người tính tình không hợp với

mình"^^

- Yếu tổ tâm lý - xã hội thứ ba cần tránh là sự suy nghĩ quan niệm như là một thói quen ăn sâu vào tiềm thức mồi người và các nhóm xã hội; và vô hình dung tạo nên một "sức ép tâm lý" có tính tự thân. Người ta thấy khó chấp nhận, cho là việc không bình thường khi một cán bộ lãnh đạo lại chuyển sang làm chuyên viên, nhân viên hay sang vị trí thấp hơn. Nguyên tắc có lên có xuống; có bổ nhiệm, có bãi miễn cán bộ trong một chừng mực nào đó vẫn khó được chấp nhận không chi đối với bản thân người cán bộ mà còn cả với những người làm công tác tổ chức và dư luận tập thể. Dư luận tập thể, xã hội còn sai lệch trước hiện tượng một người cán bộ lãnh đạo, quản lý lại chuyển sang làm nhân viên, làm chuyên viên; phần lớn cho là bị kỷ luật, yếu kém.

Chủ nghĩa kinh nghiệm "sống lâu lên lão làng" cũng là một yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến việc bố trí, lựa chọn cán bộ. Thâm niên và kinh nghiệm là rất cần thiết, song nó không tỷ lệ thuận với phẩm chất và năng lực của cán bộ. Thực tiễn cho thấy vẫn còn hiện tượng khó chấp nhận một cán bộ trẻ lại được cử vào cương vị lãnh đạo một tổ chức mà ở đó có nhiều người tuổi cao, có bề dầy cống hiến. Việc bố trí cán bộ ba thế hệ vẫn còn những khó khăn chưa giải quyết được.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)