Khái niệm về “tổ chức”

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 73 - 76)

I. TÔ CHỨC VÀ NHỮNG KHÍA CẠNH TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC T ổ CHỨC

1, Khái niệm về “tổ chức”

Thuật ngữ “tổ chức” (tiếng anh: Organization) - bắt nguồn từ chữ Hy Lạp là “organon”, có nghĩa là công cụ, dụng cụ. Khái niệm “công cụ” ở đây dùng chỉ chức năng chung của các loại hình tổ chức: tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức doanh nghiệp V.V.. Trên thực tế, chúng ta có thể tổ chức các phương tiện vật chất, công việc; tổ chức con người hay cả bản thân mình. Như vậy, khái niệm “sự tổ chức” hay “tổ chức” bao hàm nhiều khía cạnh và được coi là một trong những hoạt động tự giác quan trọng nhất của con người.

Cho đến nay, tùy thuộc góc độ nhìn nhận khác nhau mà người ta ra những định nghĩa khác nhau về tổ chức:

Dước góc độ xã hội học, người ta hiểu tổ chức là những thực thẻ xa hội phôi liựp với nhaụ có mục đích, là lứiững hệ thống xã hội được cơ cấu theo mục tiêu.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đ ạ i h ội đ ạ i biếu toàn qu ốc lần th ứ IX , Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.l41.

Dưới góc độ kinh tế. người ta lại hiểu tổ chức như là những công cụ của các nhà quản lý doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.

Dưới góc độ tâm lý xã hội, tổ chức được hiểu là một nhóm có tổ chức của các cá nhân hoặc là những hệ thống tưcmg tác xử lý thông tin và đưa ra quyết định.

Dưới góc độ tâm lý học kỹ sư người ta lại quan niệm tổ chức là một hệ thống Người - Máy được tổ chức theo chức năng.

Theo lý thuyết hệ thống thì tổ chức là những hệ thống được tạo bởi những nhân tố lệ thuộc chung với nhau, được vận hành theo mục tiêu, trong một giới hạn và trạng thái cân bàng.

Theo lý thuyết hệ thống thì tổ chức là những hệ thống được tạo bởi những rứiân tố lệ thuộc chung với nhau, được vận hành theo mục tiêu, trong một giới hạn và trạng thái cân bằng.

Dần ra rứiững định nghĩa trên để thấy rằng, bản thân khái niệm “tổ chức” có chứa tính đa nghĩa là bất định. Cho đến nay ít nhất (theo Garenh Morgar) cũng có những cách tiếp cận về tổ chức như sau: tổ chức được xem như một cỗ máy; tổ chức như một cơ thể sống; tổ chức được coi như hệ thống chính trị; tổ chức được nhìn nhận như một nhà tù tâm lý; tổ chức như một dòng chảy và biến hoá; tổ chức như một công cụ thống trị. Sự nhìn nhận tổ chức ở rjhieu mặt, nhiều góc độ như vậy sẽ giúp chúng ta có sự hìrửi dung về tổ chức tương đối đầy đủ hơn.

ờ phương diện chung nhất có thể nhận thấy rằng, tổ chức luôn phản ánh hình ảnh của xã hội; là sọd dây liên kết, gắn

con người, các thành viên lại vói nhau thành các nhóm, các bộ phận xã hội tồn tại và hoạt động trên cơ sở mục tiêu chung, có sự qui định của pháp luật.

Từ những vấn đề trên có thể hiểu khái niệm tổ chức như sau:

Tô chức là một nhỏm xã hội chỉnh thức (một tập thể), bao gồm những cá nhân được tập hợp lại theo sự phân công lao động, thong nhất về mục đích vể hành động chặt chẽ, trên cơ sờ văn bản pháp qui qui định.

2. C ấu trúc hội - tâm của tổ chức

Mỗi một tổ chức, thường tồn tại dưới dạng hoàn chinh - một nhóm người đang hoạt động không thể tách ròd nhau. Những thành tố xã hội - tâm lý tạo dựng nên một tổ chức là:

a. Mục đích của tổ chức

Đây là thành tố đầu tiên và có tính chất nền tảng của một tổ chức. Khi thành lập bất cứ một tổ chức nào đều phải trả lời câu hỏi: tổ chức ấy nhàm đạt mục đích gì? Câu trả lời càng rõ ràng, chính xác bao nhiêu càng có cơ sở tuyển chọn và sử dụng con người đúng đắn bấy nhiêu. Việc xác định mục đích của tổ chức có ý nghĩa:

- Là cơ sở để đi đến sự thống nhất về quan điểm, thái độ, qui chế, lợi ích và một số giá trị chuhg khác của tổ chức.

- Là cơ sờ để mọi người phối hợp hành động với nhau một cách chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong công việc và trong sinh hoạt.

- Là cơ sở để kiểm tra, điều khiển, điều chinh hành vi của các cá nhân ở các vị trí khác nhau cùa tổ chức.

- Là cơ sờ để xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể, sự đoàn kết, thống nhất trong hoạt động và đánh giá con ngưòã.

Thông thường, một tổ chức ít khi mang trong mình một mục tiêu riêng biệt, tự thân. Tổ chức thường được nhìn nhận là một công cụ để thực hiện các mục đích khác nhau. Quá trình đi tới mục đích gắn liền với việc xuất hiện những vấn đề tâm lý - xã hội trong tổ chức.

Một mặt, các thành viên trong tổ chức đều thống nhất về một mục đích chung, về quan điểm, cách ứng sử trong các mối quíin hệ của tổ chức. Mặt khác, giữa lợi ích của tập thể và lợi ích cá nhân cũng nhiều vấn đề phức tạp. Giải quyết vấn đề này phải làm sao cân đối giữa mục đích chung và mục đích của từng cá nhân; giữa lợi ích tổ chức và lợi ích của mỗi người. Điều đó tạo nên động lực để duy trì, phát triển tổ chức. Sức mạnh của một trăm người có thể hom sức manh của một nghìn người "khi một trăm người đó được tổ chức" và thống nhất về mục đích.

b. Con người trong to chức

Con người là yếu tố trung tâm của tổ chức, nếu không có con người thì cũng không có tổ chức.

về mặt số lượng, ít nhất cũng phải có hai người. Một người không thể hình thành một tổ chức, một tập thể, song ở góc độ xã hội học phải có số lượng từ ba người trờ lên mới hình thành tổ chức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học quản lý (In lần thứ 4): Phần 7 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)