Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Một phần của tài liệu PHÁT TRI n d CH vụ GIAO NHẬN HÀNG hóa BẰNG đườ ổ NG BIỂN của CÔNG TY c PHẦN GIAO NHẬN vận tải BEE LOGISTICS CHI NHÁNH hà n i (Trang 62 - 74)

2.2. Thực trạng giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Công ty Cổ phần

2.2.2. Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển

2.2.2.1. Kết quả kinh doanh chung của dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển

Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh từ hoạt động DVGN hàng hóa bằng đường biển của Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội

Năm Tổng doanh thu Doanh thu DVGNĐB Tỷ trọng (%) Lợi nhuận từ DVGNĐB LN/DT từ DVĐB (%)

Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy việc phát triển DVGN hàng hóa bằng đường biển đem lại mức doanh thu và lợi nhuận khá cao. DVGN hàng hóa bằng đường biển từ năm 2018 tới năm 2020 mức doanh thu ghi nhận đều tăng qua các năm. Năm

47

2019 có thể thấy mức doanh thu tăng vọt khá nhanh đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của DVGN hàng hóa đường biển. Năm 2019 doanh thu đạt trên 143 tỷ, tăng 20% so với năm 2018 ghi nhận tỷ trọng doanh thu từ DVGN đường biển cao nhất trong 3

năm. Đăc biệt mức lợi nhuận cũng ghi nhận ở mức cao nhất trên 17 tỷ đồng, tăng

mạnh so với lợi nhuận ghi nhận tại năm 2018 khoảng gần 10 tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, chi nhánh đã chú trọng phát triển dịch vụ: ký được nhiều hợp đồng theo

“phương thức giao nhận door to door” (cửa tới cửa). Hơn thế nữa là sự cập nhật bối

cảnh lợi thế của thị trường giúp cho KH có những ưu đãi tốt nhất trong quá trình vận chuyển. Năm 2020, mức doanh thu cao nhất trong 3 năm tuy nhiên lợi nhuận lại thấp hơn so với năm 2019 giảm khoảng 1 tỷ đồng.

Tỷ trọng doanh thu hoạt động giao nhận hàng XNK bằng đường biển so với tổng doanh thu luôn chiếm một tỷ trọng khá cao và duy trì ở mức trên 50 %. Năm 2019

cũng là năm có mức tỷ trọng cao nhất lên tới 70,4%. Sở dĩ có điều đó bởi DVGN

hàng hóa XNK bằng đường biển là một trong những lĩnh vực truyền thống và đi đầu của chi nhánh. KH là nhiều doanh nghiệp khác nhau, điều họ đặt lên trước vẫn là giá cả vận chuyển hợp lý để họ có đạt thể đạt được mức lợi nhuận tốt nhất. So với những phương thức vận chuyển khác thì đường biển ln chiếm ưu thế bởi năng

lực vận tải lớn, giá cả lại rẻ, hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

2.2.2.2. Kết quả kinh doanh theo sản lượng mặt hàng giao nhận bằng đường biển

B ả ng 2.7 . Sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Bee Logistics -

chi nhánh Hà Nội 2018 - 2020

48

Năm ∑SLGN toàn chi nhánh

SLGN HH XNK đường biển Tỷ trọng (%)

SLGN hàng xuất đường biển SLGN hàng nhập đường biển Tỷ trọng (%) hàng xuất

Tỷ trọng (%) hàng nhập

Qua bảng số liệu từ bảng thống kê trên từ năm 2018 - 2020 chúng ta thấy sản lượng hàng hóa của tồn chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng lên. Năm 2019, sản lượng giao nhận của tồn chi nhánh là 279.605 tấn hàng hóa, tăng so với năm 2018 là 32.751 tấn trong đó giao nhận hàng hóa bằng đường biển là từ 170329 tấn lên tới 201316 tấn, tăng lên là 30.987 tấn, chiếm khá cao so với tổng chi nhánh. Năm 2020, tuy có ảnh hưởng từ dịch Covid - 19 dẫn tới nhu cầu hàng hóa sụt, giá cước biến động nhưng chi nhánh vẫn duy trì được mức sản lượng tăng lên 34.557 tấn, với riêng DVGN hàng hóa đường biển thì là 25.509 tấn. Đây là một điểm rất đáng mừng vì dù trong bối cảnh thị trường xảy ra biến động khá lớn nhưng công ty vẫn phát triển khá tốt DVGN của mình.

Bên cạnh đó, so với tổng sản lượng giao nhận của tồn chi nhánh thì sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển vẫn ln chiếm ưu thế, mức tỷ trọng cao trên 65% và có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy DNGN hàng hóa bằng đường biern vẫn ln có nhiều ưu thế và là một trong những hoạt động truyền thống từ khi mới thành lập cho tới nay.

49

Nguồn: Báo cáo thường niên của Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội 2018 - 2020

Hình 2.6. Tỷ trọng hàng xuất và nhập khẩu bằng đường biển của Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội (2018 - 2020)

Theo biểu đồ biểu diễn phần trăm tỉ lệ hàng xuất, nhập khẩu qua các năm 2018 -2020 ta thấy tỷ lệ hàng xuất khẩu đang có xu hướng gia tăng. Năm 2018, sản lượng hàng hóa từ 59615 tấn tăng lên 92998 tấn trong năm 2020, mức tăng gần 36% và tỷ trọng hàng xuất khẩu là 35% nhưng qua năm 2020 đã lên tới 41%. Đây là một điểm đáng ghi nhận trong hoạt động DVGN hàng hóa đường biển của cơng ty.

Việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa có thể làm tăng thêm ngoại tệ thu được, đem lại doanh thu tốt hơn với DNGN hàng hóa đường biển xuất khẩu. Bên cạnh đó là có thể gia tăng nhân sự cho bộ phận chuyên trách với hàng xuất, mở ra thêm nhu cầu việc làm cho nhiều nhân sự có tiềm năng. Cơ cấu sản lượng xuất khẩu gia tăng không chỉ giúp công ty mở rộng cải thiện DVGN đường biển mà cịn đóng góp mạnh mẽ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn xã hội.

2.2.2.3. Kết quả kinh doanh theo cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường biển

Để đa dạng và có nhiều cơ hội đưa DVGN bằng đường biển tới khách hàng, chi nhánh không chọn lựa riêng mặt hàng chính nào để giao nhận. Tuy nhiên có một số mặt hàng chủ yếu được giao nhận bằng đường biển có thể kể đến như: hàng dệt may, thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, vải sợi, chè, gạo, xe máy, ơ tơ... Chúng ta có thể phân loại thành các nhóm mặt hàng chính như: “hàng dệt may, nơng sản, máy móc- thiết bị, linh kiện điện tử, các mặt hàng khác.”

B ả ng 2.8. Cơ cấu mặt hàng giao nhận XNK bằng đường biển của Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội (2018 - 2020)

Mặt hàng

Dệt may Nông sản

Máy móc thiết bị Linh kiện điện tử Các mặt hàng khác Tổng Năm 2018 10.1 13.6 16.8

Nguồn: Báo cáo thường niên của Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội (2018 – 2020)

Hình 2.7. Cơ cấu mặt hàng giao nhận XNK của Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội (2018 - 2020)

Quan sát từ biểu đồ và bảng số liệu, chúng ta có thể thấy rõ mặt hàng chủ lực giao nhận là nhóm mặt hàng dệt may và nơng sản. Đây vẫn là hai mặt hàng chiếm ưu thế trong giao nhận hàng hóa đường biển. Cụ thể:

- Về sản phẩm là hàng dệt may có xu hướng biến động mạnh, giá trị giao nhận

tăng: từ khoảng 34 tỷ (2018) tăng lên là 47,5 tỷ (2019) và giảm còn khoảng 44,6 tỷ

(2020) kéo theo mức tỷ trọng cũng biến động như thế. Nguyên nhân giảm có thể do 51

giảm thiểu về xu hướng tiêu dùng may mặc do ảnh hưởng từ đại dịch trong năm 2020. Ngồi ra, chi nhánh cũng có một lượng KH truyền thống là các công ty may mặc lớn: công ty Atege Bremen, Vĩnh Phú, May 10, … cũng tạo lợi thế phát triển tốt cho DNGN hàng hóa đường biển ở mặt hàng này.

- Về sản phẩm là mặt hàng nơng sản có mức biến động ổn định hơn, giá trị giao nhận tăng: từ khoảng 33 tỷ (2018) tăng lên là 38,4 tỷ (2019) và tiếp tục tăng 38,7 tỷ (2020) tuy nhiên mức tỷ trọng lại giảm đều qua các năm từ 29,3% (2018) còn 26% (2020).

Quan sát tiếp với hai nhóm mặt hàng là máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử, cả hai nhóm mặt hàng đều ghi nhận sự gia tăng qua các năm. Cụ thể:

- Mặt hàng máy móc thiết bị ghi nhận giá trị giao nhận tăng khá ổn định từ 19 tỷ (2018) lên 29 tỷ (2020), kéo theo mức tỷ trọng cũng tăng từ 16,8% (2018) lên 19,5% (2020).

- Mặt hàng là linh kiện điện tử với giá trị giao nhận tăng từ khoảng 16 tỷ (2018) lên 22,6 tỷ (2020) và đồng thời tỷ trọng cũng tăng đều từ 16,8% (2018) lên 17,6% (2019) và tăng tiếp lên là 19,5% (2020)

- Những mặt hàng này đem về doanh thu cao do có tính chất phức tạp u cầu khi vận chuyển nghiêm ngặt hơn. Bên cạnh đó, nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế theo xu hướng hiện đại hóa nên nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng máy móc, linh kiện điện tử, nguyên vật liệu, thiết bị y tế…là rất lớn. Chính vì vậy, DVGN hàng hóa đường biển với các mặt hàng trên vẫn luôn được quan tâm và duy trì phát triển.

2.2.2.4. Kết quả kinh doanh theo hệ thống thị trường giao nhận bằng đường biển Thị

trường giao nhận: Bên cạnh việc phát triển và khai thác triệt để thị trường giao nhận trong nước thì thị trường giao nhận quốc tế ngày càng được chi nhánh chú trọng mở rộng và đó mới thực sự là thị trường tiềm năng mà chi nhánh hướng tới. Từ một số thị trường giới hạn từ khi mới thành lập, hiện chi nhánh đã ngày càng mở rộng các tuyến đường mới, vươn ra nhiều cảng biển hơn và có thêm nhiều thị trường mới trên thế giới. Các thị trường có lượng hàng giao nhận lớn của CTCP giao nhận vận tải Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội hiện nay là:

52

- Khu vự c châu Á: Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, …

- Khu vực châu Âu: Khối EU gồm các nước chủ yếu như: Đức, Hà Lan, Bỉ, Italia…

- Khu vực châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, …

- Khu vực châu Phi: Nam Phi, Nigeria, …

B ả ng 2.9. Thị trường giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội (2018 - 2020)

Thị Năm 20 trường Giá tr Châu Á 48583 Châu Âu 26396,4 Châu Mĩ 27875,5 Châu Phi 10922,6 Tổng 113.777,6

Nguồn: Phịng kinh doanh

Các thị trường nước ngồi mà chi nhánh hướng đến khai thác đều là những nước có cảng biển lớn, thuận lợi cho việc ra vào của các tàu lớn. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là những nước khơng có cảng biển thì chi nhánh khơng hướng đến. Chi nhánh vẫn có nhận vận chuyển hàng hóa bằng cách vận chuyển hàng hóa bằng phương thức vận tải khác như đường bộ hay đường sắt (tại một số quốc gia có cơ sở hạ tầng đường sắt phát triển như thị trường châu Âu) từ cảng gần nhất vào nước đó. Nhờ đó, thị trường giao nhận đường biển của chi nhánh ngày càng mở rộng nhờ tính kết nối tốt.

9.6 24.5

23.2

Châu Phi

Nguồn: Báo cáo thường niên của Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội (2018 - 2020)

Hình 2.8. Tỷ trọng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển tại các thị trường của của Bee Logistics - chi nhánh Hà

Nội (2018 - 2020)

Theo dõi từ biểu đồ thể hiện tỷ trọng giao nhận, ta nhận thấy thị trường giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển tập trung chủ yếu tại thị trường châu Á. Cụ thể, giá trị giao nhận tăng từ khoảng 48,5 tỷ (2018) lên 60,5 tỷ (2020) nhưng tỷ trọng giao nhận lại giảm nhẹ từ 42,7% (2018) cịn 40,7% (2020). Sở dĩ có tỷ lệ cao như vậy vì chúng ta có vị trí địa lý gần các quốc gia tại khu vực châu Á hơn và bên cạnh đó giáp với một đất nước rất lớn mạnh và phát triển là Trung Quốc. Chi nhánh có thể tiếp tục phát triển tốt và mạnh DVGN hàng hóa đường biển qua thị trường châu Á.

Thị trường châu Âu có giá trị giao nhận tăng khá mạnh từ 26,3 tỷ (2018) lên 43 tỷ (2020) ghi nhận mức tỷ trọng cũng tăng từ 23,2% (2018) lên 28,9% (2020). Năm 2020 mặc dù có sự cản trở của dịch Covid nhưng nhu cầu về hàng hóa của thị trường này vẫn tăng. Điều này cũng nhờ có hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực trong năm 2020 đã tạo ra nhiều ưu đãi về thuế quan, lợi ích trong việc giao thương hàng hóa giúp gia tăng thị phần xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, từ đó tạo lợi thế tốt cho DNGN hàng hóa bằng đường biển qua thị trường này.

Tại châu Mĩ với một số quốc gia phát triển điển hình như Hoa Kỳ ghi nhận tỷ trọng sản lượng giảm nhẹ qua các năm từ 24,5% (2018) còn 21,8% (2020) tuy nhiên giá trị giao nhận tăng qua các năm. Việc phát triển DNGN hàng hóa đường biển qua thị trường này vẫn tăng chậm vì đây cũng là thị trường khó tính trong việc xuất khẩu hàng hóa với nhiều quy định chặt chẽ.

Thị trường châu Phi cũng biến động, chiếm mức tỷ trọng thấp nhất giảm từ 9,6% (2018) còn 8,6% (2020) và giá trị giao nhận vẫn tăng nhẹ qua các năm. DNGN hàng

hóa đường biển qua thị trường tăng chậm sở dĩ vì là thị trường châu Phi chưa có phát triển bằng những thị trường trên và năm 2020, sụt giảm thị trường cũng có ảnh hưởng từ đại dịch.

2.3 . Đánh giá dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Cơng ty Cổphần giao nhận vận tải Bee Logistics - chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu PHÁT TRI n d CH vụ GIAO NHẬN HÀNG hóa BẰNG đườ ổ NG BIỂN của CÔNG TY c PHẦN GIAO NHẬN vận tải BEE LOGISTICS CHI NHÁNH hà n i (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w