CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Cơ sở thực tiễn
Thị trường nội thất gia đình Việt Nam được dự báo sẽ có những biến động tích cực trong vòng 5 năm tới (2020 - 2025), cụ thể, tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR COMPOUND ANNUAL GROWTH RATE) dự kiến sẽ đạt CAGR 5%.
Theo các chuyên gia phân tích, Việt Nam là quốc gia lý tưởng để các công ty, hãng nội thất xây dựng những nhà máy sản xuất đồ nội thất và đầu tư và xuất khẩu các sản phẩm nội thất.
Tính đến thời điểm hiện tại, những sản phẩm nội thất đến từ Việt Nam đãđược
xuất khẩu đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chính là Mỹ, Anh, Canada, Úc và Nhật Bản là những thị trường vơ cùng khó tính. Các sản phẩm nội thất của Việt Nam cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc- quốc gia được mệnh danh
là công xưởng của thế giới.
Đối với thị trường nội thất nội địa, người tiêu dùng Việt Nam có thị hiếu lựa
chọn các sản phẩm nội thất bằng gỗ, chính điều này đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm nội thất, ngoại thất ở Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ trên đà đi lên trong những năm tới.
Với các nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn khác trên thế giới, ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam nắm giữ lợi thế sản xuất, về tiềm năng mở rộng thị phần toàn cầu bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên và khả đường bờ biển dài thuận tiện cho kênh phân phối
đường thủy.
Sự tăng trưởng ấn tượng này có sự đóng góp khơng nhỏ bởi nhu cầu ngày càng tăng cao từ các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thậm chí là cả các quốc gia Trung Đơng vàẤn Độ.
Hơn nữa, với sự đơ thị hóa ngày càng tăng và nhu cầu xây dựng nhàở, căn hộ và
tòa nhà tăng cao thị trường nội thất gia đình Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng trong
giai đoạn dự báo.
Các phân khúc thị trường nội thất Việt Nam
Mordor Intelligence dự báo, giai đoạn 2020 - 2025 sẽ là năm bùng nổ của phân khúc nội thất nhà bếp tại thị trường nội thất Việt Nam. Phân khúc nội thất nhà bếp bao gồm các thiết bị nhà bếp và đồ nội thất bằng gỗ khác. Lý giải cho sự lên ngôi của phân khúc nội thất nhà bếp, các chuyên gia phân tích đã dựa trên sự gia tăng đơ thị hóa và tu sửa nhà bếp cũng như sự đầu tư mạnh tay từ các đơn vị ngành khách sạn, các nhà hàng do sự phát triển về du lịch.
Doanh thu từ thị trường nội thất nhà bếp tại Việt Nam tính theo đơn vịtriệu đơ (2015-2024)
Theo thống kê, doanh thu của mảng nội thất nhà nhà bếp tại thị trường nội thất Việt Nam được định giá 0,6 tỷ USD vào năm 2015. Đối với thị trường nội thất toàn cầu, phân khúc nội thất nhà bếp cũng chiếm tỷtrọng lớn nhất trong doanh thu của thị
trường nội thất Hoa Kỳ vào năm 2015.
Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng và sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn này. Cụ thể theo số liệu Mordor
Intelligence đưa ra, năm 2017, giá trịxuất khẩu gỗ, đồ gỗvà lâm sản ngoài gỗtại Việt
Nam đạt khoảng 8 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đồnội thất được định giá là 7,6 tỷ USD. Năm 2018, giá trị xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ là 9 tỷ USD. Gỗ
và đồnội thất đã trởthành mặt hàng xuất khẩu lớn thứsáu tại Việt Nam, chiếm 6% thị phần thếgiới.
Thị trường nội thất Việt Nam có thể chia thành 2 phân khúc chính: Hàng thơng
thường và hàng cao cấp. Các sản phẩm thông thường được làm từ thợ mộc hoặc các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Sản phẩm cao cấp thông thường là hàng nhập khẩu hoặc được sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn (các doanh nghiệp chế biến gỗ phân bổ ở cả 3 miền, các doanh nghiệp FDI và liên doanh thường phân bố ở các khu công nghiệp).
Trong số những thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ từ ngoài EU trong 2
tháng đầu năm 2019, thì Trung Quốc và Việt Nam là hai thị trường cung cấp chính, trong đó tỉtrọng nhập khẩu từTrung Quốc chiếm 50,2% và Việt Nam chiếm gần 12%.
Theo báo cáo vềthị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi EVBN, Việt
Nam đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội
thất. Chỉ tính riêng trong năm 2015, tại thị trường châu Âu, tổng kim ngạchxuất khẩu hàng nội thất đã đạt 7,2 tỷ USD và 1,7 tỷ USD với các mặt hàng trang trí nhà ở. Sự
phát triển của ngành sản xuất nội thất tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng đều với nhịp độ 9,4% mỗi năm.
Việt Nam có cơ hội vượt Trung Quốc thành nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất cho Mỹ
Tính riêng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam năm 2018 đã chạm mốc 9,3 tỉ
USD, đứng thứ hai châu Á và thứ năm thế giới. Thị trường chế biến gỗ trong nước vô cùng sôi động với sự hiện diện của gần 4.500 doanh nghiệp, mang lại việc làm cho gần
nửa triệu lao động. Cũng theo phân tích của EVBN, thị trường đồ nội thất Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung theo hướng xuất khẩu và bỏ ngỏ sân nhà. Phần lớn thị
trường nội địa là sân chơi của các mặt hàng nhập khẩu, có nguồn gốc chủ yếu là từ
Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY WOOD PARK