Sinh học phân tử virus cúm A/H5N1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu virus cúm a h5n1 ở việt nam và thái lan dịch tễ phân tử, chẩn đoán và vaccine phòng chống (Trang 25 - 27)

L ời cảm ơ n

1.6. Sinh học phân tử virus cúm A/H5N1

Hệ gen virus cúm A là ARN sợi đơn âm ((-)ssARN), gồm 8 phân đoạn gen riêng biệt, mã hoá cho 11 protein khác nhau của virus, các phân đoạn được sắp xếp

theo trật tư: PB2, PB1 (PB1-F2), PA, HA, NP, NA, M (M1 và M2), NS (NS1 và NS2) (Murphy and Webster, 1996; Rabadan et al., 2006). Mỗi phân đoạn RNA của virus cúm A có cấu trúc xoắn bậc 2 α đối xứng dài 50 - 100 nm, đường kính 9 - 10 nm, được bao bọc bởi nucleoprotein (NP) với bản chất là lipoprotein, tạo thành cấu trúc ribonucleoprotein (RNP). Các phân đoạn của hệ gen virus cúm A nối với nhau bằng các cầu nối peptide tạo nên vòm (loop) tại giới hạn cuối của mỗi phân đoạn và tạo thành một sợi ARN duy nhất có độ dài từ 10.000 - 15.000 nucleotide (tuỳ theo từng chủng virus cúm A) và có cấu trúc xoắn α (α-helix) bên trong vỏ virus.

HA có chức năng giúp virus bám dính vào tế bào cảm thụ và làm xâm nhập vật liệu di truyền của virus vào bên trong tế bào. NA có chức năng thúc đẩy sự lắp ráp để giải phóng virus từ các tế bào cảm thụ. Các glycoprotein HA và NA quyết định tính kháng nguyên đặc hiệu của từng type virus khác nhau và cũng là vị trí để các loại thuốc kháng virus trong điều trị bệnh sẽ gắn kết và phát huy tác dụng diệt virus. Đồng thời HA và NA còn có vai trò quan trọng trong việc quyết định tính kháng nguyên trong sản xuất vacxin. Về mặt dịch tễ học, virus cúm A có nhiều biến chủng khác nhau, thích ứng hầu như với mọi loài vật chủ và hệ gen luôn luôn biến đổi, định kỳ gây nên những vụ dịch cúm trong lịch sử ở động vật và người (Webster,

1998; Ito và cs, 1998). Do đặc tính biến đổi nội gen nhanh chóng và trao đổi gen để

tái tổ hợp tạo biến thể mới truyền lây trong quần thể sinh vật, cho nên virus cúm A thuộc nhóm virus nguy hiểm gây bệnh động vật sang người (zoonotic infections). Virus cúm A/H5N1 được coi là loại biến chủng có mức độ độc lực cao nhất cho các loài động vật và người, có nhiều minh chứng khoa học là chủng này bắt nguồn từ H6N2 hoặc trao đổi gen thông qua H9N2 (trên lợn) hoặc bắt nguồn từ H6N2 (Xu và

cs, 1999; Guan và cs, 2002;2003; Horimoto và Kawaoka, 2001). H5N1 thể độc lực

cao gây chết phôi gà gần như ngay lập tức nên không thể sử dụng nguồn phôi gà để sản xuất vacxin vô hoạt cho gia cầm.

Để khắc phục điều này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các mạng lưới phòng thí nghiệm của WHO đã kiến tạo thành công hướng sản xuất vacxin H5N1 bằng phương pháp di truyền ngược (reverse gentics). Đây là phương pháp tạo virus nhân tạo tái tổ hợp gen của virus cúm A/H5N1 đương nhiễm có khả năng gây miễn dịch

nhưng không gây bệnh. Tuy nhiên do virus cúm gia cầm A/H5N1 có nhiều biến đổi nội gen và xảy ra nhanh nên việc sản xuất vacxin cũng gặp không ít khó khăn (Guan và cs, 2002).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu virus cúm a h5n1 ở việt nam và thái lan dịch tễ phân tử, chẩn đoán và vaccine phòng chống (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)