L ời cảm ơ n
1.7. Vaccine và biện pháp phòng chống dịch cúm A/H5N1
Do đặc điểm hệ gen của virus cúm A/H5N1 luôn biến đổi cũng như rất khó khống chế nguồn tàng trữ và lây lan bệnh từ chim di cư và thuỷ cầm, nên dịch cúm gia cầm hàng năm đều diễn biến rất phức tạp và khó lường. Đối với H5N1, ngoài các biện pháp phòng chống dịch một cách tiên quyết như tiêu độc, xử lý gà bệnh, thanh lý gà nhiễm hoặc nguy cơ nhiễm, tìm kiếm và sử dụng vaccine vẫn là hướng thiết yếu nhất để khống chế và ngăn chặn lây lan sang người.
Hiện nay, việc phòng chống virus cúm A nói chung và H5N1 nói riêng có nhiều loại vaccine đang được sử dụng và nghiên cứu, trong đó có vaccine bất hoạt (inactivated vaccine) và vaccine nhược độc (attenuated vaccine) được tạo ra bằng các phương pháp truyền thống và hiện đại, sử dụng cho uống, tiêm hoặc qua đường hô hấp (Tamura et al., 2005). Nhóm vaccine truyền thống phòng chống virus cúm được tạo ra bằng các phương pháp thông thường trong khi đó nhóm vaccine thế hệ mới được tạo ra bằng các phương pháp tái tổ hợp và di truyền ngược. Có thể liệt kê một số vaccine như sau: vaccine dưới nhóm chứa protein HA và NA (subunit vaccine); vaccine niêm mạc split chứa protein HA sử dụng qua đường hô hấp (split vaccine); vaccine vô hoạt chứa toàn bộ hạt virion; vaccine tái tổ hợp gen kháng nguyên có vector dẫn truyền (vectoral vaccine); vaccine DNA chứa gen HA hay/hoặc NA (DNA vaccine); vaccine di truyền ngược (rg-vaccine). Nhiều loại vaccine virus cúm A cần được bất hoạt để đảm bảo an toàn và đều cần có chất bổ trợ chủ yếu là keo nhôm (Alu), nhũ dầu và một số chất mang khác (Tamura et al., 2005).
Tuy đã có nhiều loại vaccine được sản xuất nhưng các nhà khoa học trên thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm các loại vaccine mới tiên tiến hơn, hiệu quả hơn và dễ sử dụng hơn. Trong các loại vaccine thì vaccine cho uống là loại vaccine dễ sử dụng nhất nên có thể áp dụng rộng rãi.