Môi trường kinh tế
Hoạt động cho vay của NHTM chung và hoạt động CVTD nói riêng chịu sự chi phối rất lớn của nền kinh tế. Một môi trường kinh tế phát triển và ổn định có thể tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng quy mô cho vay, hiệu quả hoạt động cho vay cũng được nâng cao hơn. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng tốt, ổn định chính trị đất nước, không có chiến tranh thì nhu cầu về vốn vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình sẽ tăng lên. Người tiêu dùng sẽ yên tâm về mức thu nhập của họ và như vậy thì khả năng người tiêu dùng phát sinh nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có cơ hội phát triển hơn. Ngược lại, nền kinh tế kém phát triển, lạm phát tăng cao, tình hình chính trị không ổn định thì sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình chỉ dừng lại ở mức vừa đủ và sẽ làm cho hoạt động CVTD của các NHTM kém phát triển. Ngoài ra, nền kinh tế có những biến động bất ngờ như lạm phát cao, lãi suất thực giảm, tỷ giá thay đổi…sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng không ổn định và xuất hiện nhiều rủi ro. Chính vì thế, các ngân hàng phải làm tốt khả năng dự báo và khả năng thích ứng nhanh khi có sự biến dộng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động CVTD.
Môi trường pháp luật
Các hoạt động trong xã hội đều bị chi phối bởi luật pháp mà Nhà nước đã đề ra. Trong hoạt động CVTD cũng vậy, cả ngân hàng và khách hàng đều phải tuân thủ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Một hệ thống pháp lý ổn định, đầy đủ, đồng bộ, linh hoạt và rõ ràng sẽ là cơ sở giúp ngân hàng xây dựng được kế hoạch kinh
doanh hiệu quả, đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo một sân chơi bình đẳng giữa các NHTM với nhau. Bên cạnh đó, những chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách về kinh tế cũng tác động không nhỏ đến hoạt động CVTD của các NHTM.
Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các yếu tố như phong tục tập quán, thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, thị hiếu của dân cư... Đó điều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi và nhu cầu của khách hàng đối với hoạt động CVTD của ngân hàng. Cụ thể, trong một môi trường mà người dân có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm hay có xu hướng tiêu dùng các hàng hóa giá trị cao, dịch vụ CVTD có điều kiện được mở rộng. Hoặc trong một xã hội có trình độ dân trí cao, người dân dễ dàng tiếp cận với công nghệ ngân hàng, dễ dàng đón nhận các dịch vụ của ngân hàng. Vấn đề tâm lý của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và nhu cầu của họ về các sản phẩm ngân hàng. Nghiên cứu các yếu tố văn hóa xã hội không những để xác định rõ các tác động của chúng tới hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng và lựa chọn ngân hàng của khách hàng vay tiêu dùng mà còn giúp các cán bộ ngân hàng có cách thức hành xử phù hợp trong giao tiếp với khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng
Hiện nay khi mà hoạt động cho vay doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn thì việc các NHTM bắt đầu chú trọng đến hoạt động CVTD là điều tất yếu. Trong môi trường đầy tính cạnh tranh thì các ngân hàng đã nới lỏng cơ chế tín dụng hơn song song với đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ CVTD của mình để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng khách hàng. Ngoài ra tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để có các chiến lược kinh doanh hợp lý cũng là việc ngân hàng phải làm để có thể đứng vững và phát triển.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Toàn bộ chương 1 là những lý luận cơ bản về cho vay nói chung, cho vay tiêu dùng nói riêng và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại. Từ những vấn đề mang tính khái quát về cho vay tiêu dùng đến những vấn đề cụ thể như: Khái niệm, đối tượng, đặc điểm, vai trò của cho vay tiêu dùng hay các các qui trình, phương thức, phân loại cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, chương 1 cũng là cơ sở lý luận đưa ra cách thức nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Hà Nội