Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 78 - 80)

Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng

Chính sách cho vay của Chi nhánh còn hạn chế: Sacombank - Hà Nội chú trọng mảng tín dụng doanh nghiệp hơn tín dụng cá nhân, hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng chỉ thực sự được Chi nhánh chú trọng trong một vài năm gần đây nên các sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa thực sự đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, mức cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị TSĐB. Số tiền này còn nhỏ so với nhu cầu vay cả giá trị tài sản của khách hàng, do đó đã bỏ qua cơ hội cho vay đối với nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có khả năng trả nợ cao trong tương lai và nhu cầu vốn lớn ở hiện tại. Do đảm bảo an toàn nguồn vốn vay và hoạt động CVTD luôn có rủi ro cao nên quy trình cho vay của Chi nhánh vẫn còn khá khắt khe về thủ tục, khiến cho khách hàng vẫn còn e ngại khi muốn vay vốn từ Chi nhánh. Sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận chưa logic và hiệu quả, gây ra phiền phức và mất thời gian của khách hàng.

Chi nhánh ngại nguy cơ nợ xấu: trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Để giảm tỷ lệ nợ xấu và giảm chi phí DPRR, Chi nhánh cho khách hàng cơ cấu lại nợ khiến cho tỷ lệ NCCL tăng cao. Ngoài ra vẫn còn nhiều lỗ hổng trong công tác thẩm định khách hàng cũng như giám sát khoản vay của Chi nhánh.

Lãi suất cao làm khó khách hàng vay tiêu dùng: Hiện nay, Chi nhánh giới thiệu chương trình cho vay mua nhà, xe ô tô…với nhiều điều kiện ưu đãi hơn trước, song áp lực mới về lãi suất khiến khách hàng muốn vay vốn e ngại. Hoạt động marketing Chi nhánh chưa phát huy tác dụng: Sacombank - Hà Nội chưa có phòng marketing độc lập nên việc nâng cao hình ảnh ngân hàng còn nhiều hạn chế. Mặc dù hoạt động quảng bá của Chi nhánh luôn được chú trọng tuy nhiên các chính sách ưu đãi đối với khách hàng vẫn còn hạn chế, việc quảng bá chỉ tập trung tại địa bàn quận Hai Bà Trưng chứ chưa mở rộng ra các địa bàn khác tại thành phố Hà Nội khiến cho thị trường của Chi nhánh còn hạn hẹp. Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được tiêu chuẩn: Việc thu thập thông tin về khoản vay và về khách hàng của Chi nhánh còn hạn chế, điều này gây khó khăn trong việc ra quyết định tín dụng.

Nguyên nhân khách quan

Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng tại Việt Nam: Nếu như các năm trước đây, các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, thì thời gian gần đây chú trọng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng là một hướng giúp các NHTM phân tán rủi ro.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các đối tượng khách hàng được các ngân hàng cho vay tiêu dùng ngày càng mở rộng và mục đích sử vốn cũng ngày càng đa dạng hơn, với nhiều chính sách ưu đãi khiến cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

Khách hàng vay tiêu dùng khó xác định thông tin hơn khách hàng doanh nghiệp nên việc chứng minh nguồn trả nợ khó khăn hơn. Khách hàng vay tiêu dùng nhỏ lẻ và phân tán nên dư nợ không ổn định. Yếu tố tâm lý của khách hàng cũng là một nguyên nhân, do thói quen của người Việt Nam ngại đến ngân hàng vì sợ thủ tục phức tạp, sợ người khác biết được các thông tin đi vay…

Nền kinh tế trong những năm vừa qua có nhiều biến động như: tốc độ lạm phát cao (ở mức 2 con số), chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng, cùng với sự biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường ngoại hối và lãi suất trên thị trường tiền gửi… đã gây ra những khó khăn cho cả Chi nhánh và khách hàng muốn tiếp cận nguồn vốn của Chi nhánh.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Sacombank nói chung và của Sacombank - Hà Nội nói riêng. Bên cạnh đó, chương nêu lên những số liệu, thông tin tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank - Hà Nội trong năm 2010 - 2012. Chương 2 cũng đã đưa ra những phân tích, đánh giá về hiệu quả hoạt động CVTD, từ đó đưa ra được những ưu điểm và hạn chế để cần khắc phục trong thời gian tới. Đó cũng là cơ sở để có thể đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động CVTD tại Sacombank - Hà Nội trong chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w