Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 44 - 46)

Trong giai đoạn 2010-2012, với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và môi trường hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro của ngành Ngân hàng nói riêng,

Sacombank - Hà Nội đã chủ động thực hiện chủ trương không chú trọng về các chỉ số tăng trưởng mà tập trung phát triển an toàn, hiệu quả và đạt được các kết quả khả quan.

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Hà Nội

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 112,12 157,89 195,82 45,78 40,83 37,93 24,02 Tổng chi phí 31,78 63,65 87,03 31,87 100,31 23,38 36,73 Chi phí DPRR 11,57 18,83 25,14 7,26 62,74 6,31 33,51

Lợi nhuận trước

thuế 68,77 75,41 83,65 6,64 9,65 8,24 10,92

Lợi nhuận sau

thuế 51,58 56,56 62,74 4,98 9,65 6,18 10,92

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank - Hà Nội)

Từ bảng 2.3, ta thấy rằng tổng thu nhập hoạt động của Chi nhánh tăng đều trong 3 năm 2010,2011 và 2012. Năm 2010 tổng thu nhập của chi nhánh là 112,12 tỷ đồng. Đến năm 2011 tổng thu nhập đạt 157,89 tỷ đồng tăng 45,8 tỷ đồng tương ứng với 40,83% so với năm 2010. Năm 2012 tổng thu nhập tiếp tục tăng, đạt 195,82 tỷ đồng tăng 37,93 tỷ đồng tương ứng với 24,02% so với năm 2011. Kết quả này thể hiện quy mô hoạt động của Sacombank - Hà Nội ngày càng mở rộng cũng như hiệu quả ngày càng nâng cao, khách hàng ngày càng tin tưởng và sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh.

Bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng lên nhưng mức tăng của năm 2012 so với năm 2011 là 36,73% thấp hơn mức tăng 100,31% của năm 2011 so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 nền kinh tế khó khăn dẫn đến việc khách hàng không có khả năng trả vốn cho ngân hàng, ngân hàng tốn nhiều chi phí hơn cho việc giám sát cũng như đòi các khoản nợ quá hạn. Hơn nữa để đảm bảo an toàn ngân hàng thắt chặt hơn các công tác thẩm định trong quá trình cho vay vốn, chi phí thẩm định cũng vì thế mà tăng cao. Sang đến năm 2012, Chi nhánh đã chú trọng tối đa trong việc

cắt giảm chi phí nên mức chi phí gia tăng trong năm giảm hơn 2011. Một yếu tố nữa cần xét đến là chi phí DPRR của Chi nhánh. Chi phí DPRR cũng tăng đều trong các năm tương ứng với các khoản chi phí khác. Năm 2010, Chi nhánh trích 11,57 tỷ đồng để DPRR. Con số này trong năm 2011 là 18,83 tỷ đồng tăng 62,74% so với năm 2010. Sang đến năm 2013 con số này tiếp tục tăng 33,51% so với năm 2011, đạt mức 25,14 tỷ đồng. Mức tăng này là do các khoản nợ quá hạn và nợ xấu trong hai năm 2011 và 2012 tăng cao, Chi nhánh phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được ổn định.

Từ đó, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế đạt 68,77 tỷ đồng; năm 2011 đạt 75,41 tỷ đồng tăng 9,65% so với năm 2010; đến năm 2012 lợi nhuận trước thuế đạt 83,65 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 10,92% so với năm 2011. Năm 2011 và năm 2012 lợi nhuận của Chi nhánh tăng trưởng không cao là do các loại chi phí tăng đột biến so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế tăng kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng tăng. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà hầu hết các ngân hàng khác đều có mức tăng trưởng kém thì kết quả mà Sacombank - Hà Nội đạt được trong những năm gần đây là bằng chứng cho sự nỗ lực cao của Chi nhánh trong phát triển hoạt động kinh doanh; sự đoàn kết, thống nhất sức mạnh của cả tập thể; cùng với sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo toàn ngân hàng. Chi nhánh đã tận dụng mọi cơ hội thị trường, duy trì lãi suất ở mức hợp lý, tiết kiệm chi phí điều hành để nâng cao hiệu suất, mở rộng thị phần theo đúng định hướng ổn định - bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất.

2.3.Quy định chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Hà Nội

Chính sách cho vay của Sacombank nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương tín phê duyệt và ban hành là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng. Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở: Quy chế về đảm bảo tiền vay do chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của Sacombank; Sổ tay tín dụng của Sacombank.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng đưa ra chính sách tín dụng riêng về đối tượng khách hàng, các điều kiện cho vay, hình thức vay và quy định về lãi suất, đảm bảo tiền vay. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w