Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 74 - 76)

cổ phần Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Hà Nội

2.5.3.1. Những kết quả đạt được

Trên phương diện định tính

Khách hàng ngày càng cảm thấy thoả mãn hơn khi đến giao dịch với Ngân hàng, uy tín của Ngân hàng không ngừng được nâng cao; việc chấp hành các chính sách quy định của Nhà nước, của Sacombank - Hà Nội khá nghiêm chỉnh, duy trì được các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong cho vay. Hơn nữa, việc cải thiện các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng, phong cách phục vụ đã từng bước tạo niềm tin cho khách hàng. Việc

xem xét, xử lý hồ sơ nhanh, theo đúng cam kết cũng là một nhân tố quan trọng thu hút khách hàng. Chi nhánh đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm và liên kết một số đối tác

sản xuất hàng hóa nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như hoạt động quản trị rủi ro luôn được Chi nhánh chú trọng thực hiện và đã phần nào giúp cho hoạt động CVTD nói riêng và hoạt động của Chi nhánh nói chung được đảm bảo an toàn hơn. Hoạt động cho vay tiêu dùng đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả cho vay và gia tăng thu nhập của Chi nhánh.

Trên phương diện định lượng

Doanh số cho vay tiêu dùng và Doanh số thu nợ CVTD đều đạt kết quả khả quan, không ngừng tăng lên trong giai đoạn này, và dự báo trong những năm tới sẽ ngày càng cao hơn, tốc độ tăng trưởng ổn định hơn, khi mà khách hàng tiêu dùng đang trở thành khách hàng quen thuộc của Chi nhánh. Công tác thẩm định dự án và khách hàng được thực hiện ngày càng tốt, áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học, kỹ thuật thẩm định hoàn chỉnh hơn. Việc kiểm tra, giám sát quy trình cho vay, công tác thu hồi nợ ngoại bảng cũng được tiến hành một cách sát sao, nhịp nhàng giữa các phòng ban có liên quan. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng từ Ban Giám đốc, các phòng ban nên các hầu hết khoản nợ khó đòi và có biểu hiện chây ỳ đều đã thu hồi được, dẫn đến doanh số thu nợ tăng cao.

Dư nợ cho vay tiêu dùng trong 2 năm 2011, 2012 đều tăng (tỷ lệ tăng trưởng từ 69,17 đến 75,11%) và tăng khá cao so với toàn hệ thống ngân hàng (tỷ lệ tăng trưởng từ 15,28 đến 23,45%). Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ với tỷ lệ tăng trưởng trên 70%, dư nợ bằng ngoại tệ cũng tăng lên đáng kể (tỷ lệ tăng trưởng trên 140%).

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong CVTD không quá cao (tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất vào năm 2012 đạt 2,21% và tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 0,65%) và được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn CVTD giảm trong năm 2012 xuống còn 29,38%. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh khá tốt, tuy nhiên, Chi nhánh vẫn cần chú ý hơn trong quá trình cho vay vì vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các khoản nợ nhóm 2 có thể trở thành nợ xấu. Khả năng bù đắp khi xảy ra rủi ro trong CVTD luôn được đảm bảo với số tiền trích DPRR trong CVTD tăng tương ứng với tốc độ tăng của dư nợ CVTD và hệ số khả năng bù đắp rủi ro tương đối cao. Hoạt động của CVTD của Chi nhánh khá hiệu quả với vòng quay vốn CVTD tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Lợi nhuận từ hoạt động CVTD tăng đều các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w