Hoàn thiện quy trình cho vay tiêu dùng và giám sát món vay chặt chẽ

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 85 - 86)

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công tác cho vay tiêu dùng Chi nhánh cần chú ý hoàn thiện quy trình tín dụng vì các bước trong quy trình tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của khoản CVTD cũng như việc Chi nhánh có gặp rủi ro đối với khoản vay đó không, khoản vay đó có mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh hay không.

Chuyên môn hóa các bước trong quy trình cho vay tiêu dùng

Chi nhánh cần có sự chuyên môn hóa trong công tác cho vay tiêu dùng, trong đó phân rõ các hoạt động và nhiệm vụ của từng cá nhân, phòng ban từ khi tiếp cận với khách hàng, thu thập thông tin của khách hàng, thẩm định… đến việc giải ngân, thu nợ, giám sát khoản vay; sao cho từng công việc đó đạt kết quả tối đa và rút ngắn thời gian cho vay, thuận tiện trong công tác cho vay khách hàng.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định trước và sau khi giải ngân cho khách hàng

Khi tiến hành thẩm định trước khi giải ngân, Chi nhánh cần tìm hiểu kỹ về khách hàng của mình, xem xét kỹ nguồn trả nợ và có thể liên hệ với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn để biết thêm thông tin về khách hàng. Để hạn chế tối đa rủi ro khi tiến hành cho vay tiêu dùng, Chi nhánh ngoài việc thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trước khi giải ngân còn cần phải theo dõi sát sao tình hình khoản vay đó sau khi giải ngân. Chi nhánh cũng cần tăng cường công tác đối chiếu trực tiếp khách hàng vay vốn thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý những biểu hiện bất thường của khách hàng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể phát sinh. Đặc biệt với những hồ sơ vay mà chủ thể là cá nhân, nguồn thanh toán chính là lương, Chi nhánh cần chú trọng việc thẩm định chắc chắn nguồn thanh toán đó là ổn định và thường xuyên giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi hàng tháng của khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng nên có biện pháp để có thể ràng buộc trách nhiệm của người xác nhận nguồn thu nhập của khách hàng vay nhằm giảm thiểu tình trạng một khách hàng có thể vay nhiều hợp đồng khách nhau hoặc khi khách hàng không còn công tác tại đơn vị đó nhưng đơn vị không có trách nhiệm trong việc thông báo với ngân hàng và không bàn giao trách nhiệm cho đơn vị nơi khách hàng đến công tác.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w