Xây dựng các chính sách ưu đãi cho khách hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 84 - 85)

Một ngân hàng không thể thu hút được khách hàng nếu như không hiểu được nhu cầu khách hàng. Khách hàng là nguồn tài nguyên vô giá trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Chính vì vậy nên xây dựng riêng cho ngân hàng những quy định chính sách khách hàng chung - khách hàng ưu đãi cùng một chiếc lược kinh doanh dụ thể, áp dụng cho khách hàng có giao dịch thường xuyên và khách hàng có giao dịch lần đầu. Các chính sách đó phải nắm bắt tâm lý tiêu dùng của người dân, từ đó tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền, ví dụ: chính sách ưu đãi khách hàng theo từng dịch vụ, trong từng dịch vụ mức ưu đãi từ thấp đến cao, ngân hàng nên phân loại khách hàng ưu đãi thông qua việc đánh giá quan hệ khách hàng với ngân hàng, xếp hạng: hạng đặc biệt, hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.

Đối với mỗi loại sản phẩm CVTD cần có chính sách ưu đãi đặc biệt khác nhau cụ thể trong hoạt động cho vay. Chi nhánh nên lập hồ sơ đánh giá khách hàng, tờ trình xét duyệt khách hàng ưu đãi và họp hội đồng xét duyệt khách hàng ưu đãi, sau khi có kết quả thông báo cho khách hàng biết chậm nhất là 03 ngày so với ngày có kết quả. Chính sách ưu đãi được thể hiện cụ thể như sau:

+ Quà tặng cho khách hàng thân thiết.

+ Ưu đãi về lãi suất cho vay: áp dụng mức giảm so với lãi suất cho vay thông thường theo hạng xếp loại ưu đãi.

+ Ưu đãi về TSĐB vốn vay.

+ Ưu đãi về thời gian trong quá trình xử lý nghiệp vụ…

Ví dụ như: Khách hàng có thể vay không cần tài sản bảo đảm với thời hạn tối đa 24 tháng, được vay tối đa đến 500 triệu đồng. Khách hàng cũng sẽ được tặng một bảo hiểm người vay với giá trị bảo hiểm bằng số dư khoản vay tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Chi nhánh cần dựa vào hệ thống chấm điểm khách hàng tự động của Sacombank, và lấy đó làm căn cứ trên mức độ xếp hạng (căn cứ và thông tin về nhân thân, nguồn

thu nhập và sản phẩm dự định vay và các yếu tố khác). Nếu là khách hàng xếp hạng tốt, có quan hệ tín dụng với Chi nhánh lâu dài, không có nợ khó đòi tại Sacombank và TCTD, thì Chi nhánh sẽ giảm lãi suất, cấp hạn mức cao và không phải thẩm định lại hồ sơ lần hai khi vay theo hạn mức tín dụng. Đồng thời, để khách hàng được xếp hạng tín dụng một cách chính xác, thì Chi nhánh nên yêu cầu người vay cung cấp các thông tin đầy đủ, trung thực, chi tiết như thế sẽ có lợi cho người vay và Chi nhánh. Với các khoản vay tiêu dùng mà khách hàng có thu nhập ổn định, TSĐB tốt thì có thể được hưởng mức lãi suất thấp hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hà nội (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w