Doanh số cho vay chính là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định. Nếu số tiền ngân hàng huy động được cao và doanh số cho vay cao, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng được nguồn tiền huy động một cách có hiệu quả, với mục đích mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng doanh số cho vay cao không đồng nghĩa với hiệu quả cho vay tốt mà nó còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ trong kỳ.
Bảng 2.4. Doanh số cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012
Chênh lệch năm 2010-2011 Chênh lệch năm2011- 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số CVTD 160,68 303,42 551,37 143,04 89,02 247,95 81,71 Tổng doanh số cho vay 957,60 1.762,85 2.757,17 805,25 84,09 994,32 56,40 Tỷ trọng doanh số CVTD (%) 16,46 17,21 19,99 - - - -
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động CVTD tại Sacombank - Hà Nội) Doanh số hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay
nhưng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2012. Nhìn vào bảng 2.4, ta có thể thấy năm 2010 doanh số CVTD chiếm 16,46% trong doanh số cho vay, sang đến năm 2011 con số này là 17,21% và đến năm 2012 là 19,99%. Những năm gần đây khi mà hoạt động cho vay doanh nghiệp không mấy khả quan thì các Chi nhánh bắt đầu chú trọng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, nhất là trong cho vay tiêu dùng. Chi nhánh đã nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng, đưa ra các chính sách phát triển trong lĩnh vực cho vay này cụ thể như cải tiến và thiết kế ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng địa bàn hoạt động và đưa ra mức lãi suất cho vay tiêu dùng hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi. Chính những yếu tố đó đã đã giúp cho hoạt động CVTD chiếm tỷ trọng ngày càng cao và đạt được kết quả tăng trưởng khả quan.
Doanh số CVTD tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2011, doanh số đạt 303,42 tỷ đồng, tăng 143,04 tỷ đồng tương ứng với 89,02% so với năm 2010. Sang đến năm 2012 doanh số tăng lên 247,95 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 81,71%. Đây là thành tích đáng khen ngợi của Chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng khác chưa thực sự đạt được hiệu quả. Việc doanh số cho vay tiêu dùng tăng một phần cũng do uy tín của Chi nhánh ngày càng nâng cao thu hút một lượng khách hàng cá nhân mới, song song đó là những hoạt động quảng bá gắn liền với các sản phẩm với những ưu đãi lớn cho khách hàng. Trong khi lãi suất CVTD của các ngân hàng khác trên thị trường còn khá cao thì Chi nhánh đã đưa ra mức lãi suất chỉ từ 16,5-17,5%/năm đối với từng loại sản phầm CVTD, ngoài ra còn có ưu đãi cho khách hàng thân thiết và khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với Chi nhánh. Chính điều đó cũng đã góp phần thu hút khách hàng đến với Chi nhánh. Khi mà việc giải ngân đối với doanh nghiệp ngày càng khó khăn vì nợ xấu tăng cao và hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng trì trệ thì việc chú trọng vào phát triển CVTD là một hướng đi mới giúp cho hoạt động của Chi nhánh được ổn định hơn, nguồn tiền huy động được sử dụng hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu hiện nay thì Sacombank nói chung cũng như Sacombank - Hà Nội nói riêng càng cần phải cố gắng hơn nữa để duy trì, phát triển, nâng cao mối quan hệ giữa các khách hàng, nhất là các khách hàng cá nhân có nhu cầu tiêu dùng cao; cũng như nâng cấp và mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên vì các khoản cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao nên Chi nhánh vẫn cần phải xây dựng quy trình tín dụng cùng kiểm tra, giám sát các khoản nợ, trích dự phòng rủi ro đầy để đạt được hiệu quả tốt nhất trong hoạt động cho vay tiêu dùng.