Bàn đạp ga và cảm biến vị trí bàn đạp ga được tích hợp làm một. ECM quan sát giá trị tín hiệu điện áp từ cả hai cảm biến riêng biệt để chẩn đoán các cảm biến đó và tính toán lượng phun nhiên liệu phù hợp.
cho qua trình làm việc của ECM động cơ. Cảm biến vị trí bàn đạp ga được tạo thành từ hai cảm biến độc lập lắp đặt trong một vỏ chung, nhằm ngăn ngừa những trục trặc có thể xảy ra khi một cảm biến không hoạt động. Mỗi cảm biến gồm một công tắc loại tiếp xúc với một cần gạc hoạt động theo góc bàn đạp ga.
4.1. Cấu tạo của cảm biến APP:
Cảm biến bàn đạp ga có cấu tạo khá giống với cảm biến bướm ga, nhưng do yêu cầu về sự an toàn cũng như độ tin cậy về thông tin nên hầu hết các dòng xe ô tô đều sử dụng 2 tín hiệu cảm biến bàn đạp ga để báo về ECU. Một số xe tải sử dụng 1 tín hiệu cảm biến và 1 công tắc IDL ở cảm biến bàn đạp chân ga.
Hình 3.7: Cấu tạo cảm biến loại Hall
4.2.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến APP:
Cảm biến được cấp nguồn Vc (5V) và mass,2 dây tín hiệu, điện áp của 2 chân tín hiệu (Signal) cảm biến cũng thay đổi theo độ mở của bướm ga dựa trên nguyên lý hiệu ứng Hall.
4.3. Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến APP:
Cảm biến bàn đạp chân ga được sử dụng để đo độ mở của bàn đạp chân ga khi người lái xe nhấn vào bàn đạp. Lúc này, tín hiệu từ cảm biến bàn đạp ga sẽ được gửi
về ECU và ECU sẽ sử dụng các dữ liệu này để điều khiển mô tơ bướm ga mở bướm ga cho động cơ tăng tốc theo độ mở của bàn đạp chân ga và theo chế độ lái hiện thời hợp lý nhất.
- Với động cơ phun dầu điện tử Common-Rail thì tín hiệu từ cảm biến bàn đạp ga truyền về ECU và ECU sử dụng nó để điều khiển lượng phun nhiên liệu để tăng tốc động cơ.
- Hộp ECU điều khiển hộp số tự động cũng sử dụng tín hiệu cảm biến chân ga để điều khiển thời điểm chuyển số trong hộp số tự động, nếu người tài xế đạp ga gấp ECU hộp số sẽ điều khiển Kick Down (về số thấp) để tăng tốc chiếc xe. 4.4. Vị trí trên xe của cảm biến APP:
Nằm ở cụm bàn đạp chân ga, (Chân bên phải tài xế)
Hình 3.8: Vị trí trên xe của cảm biến APP