Cảm biến vị trí trục khuỷu (CKP):

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ RZ4E CỦA ISUZU (0942909480) (Trang 75 - 79)

6.1. Cấu tạo cảm biến CKP:

Hình 3.11: Cấu tạo của cảm biến vị trí trục khuỷu CKP 6.2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến CKP:

dụng thuật toán logic được lập trình sẵn trong hộp, nó đếm số xung đó trên một đơn vị thời gian và tính toán được tốc độ của trục khuỷu.

Cảm biến vị trí trục khuỷu được cấu tạo từ một nam châm vĩnh cửu, vì thế luôn có một từ trường ổn định được sinh ra. Khi trục khuỷu quay, các chân thép được xoay trong từ trường. Điều này dẫn đến dao động trong từ trường. Và tạo ra một tín hiệu dòng xoay chiều (AC), mà bộ phận điều khiển động cơ (ECU) sử dụng để tính tốc độ quay. Dao động từ rất hữu ích trong việc xác định tốc độ và vị trí của trục cam.

6.3. Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến CKP:

Cảm biến vị trí trục khuỷu có nhiệm vụ đo tín hiệu tốc độ của trục khuỷu, vị trí trục khuỷu gửi về cho ECU và ECU sử dụng tín hiệu đó để tính toán góc đánh lửa sớm cơ bản, thời gian phun nhiên liệu cơ bản cho động cơ.

Khi răng trên bánh răng tạo xung đi qua cảm biến, điện áp cảm biến gửi về động cơ sẽ có giá trị bằng không. Khoảng trống trên bánh răng tạo xung sẽ kết hợp với cảm biến vị trí trục cam để xác định xylanh số một.

6.4. Vị trí của cảm biến CKP:

Cảm biến CKP được gắn ở bên trái phía đuôi thân máy. Trục cảm biến được gắn phía trên trục khuỷu. Có 56 nấc cách nhau 6°và phần 30°là khoảng mở. Khoảng mở này cho phép xác định vị trí điểm chết trên (DTC). Cảm biến CKP là loại cảm biến MRE, nó sẽ phát ra tín hiệu sóng dạng xung vuông. Bằng cách xác định khoảng mở từ cảm biến CKP và lỗ xác định vị trí xy lanh của cảm biến, ECM sẽ nhận biết xy lanh số 1 đang ở điểm chết trên của kỳ nén.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ RZ4E CỦA ISUZU (0942909480) (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w