Phân tích môi trường ngành theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter Hình 2.2 Sơ đồ 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter trong kinh doanh BĐ S

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ chiến lược kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần tập đoàn phúc lộc (Trang 52 - 56)

- Khách hàng có thể liên kết dọc hay tích hợp ngược để gây sức ép lên doanh nghiệp

THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚC LỘC

2.2.2.2 Phân tích môi trường ngành theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter Hình 2.2 Sơ đồ 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter trong kinh doanh BĐ S

Các đối thủ cạnh tranh

tiềm năng Áp lực từ phía kháchhàng

Các rào cản • Sự trung thành với nhãn hiệu • Khác biệt về sản phẩm/dịch vụ • Lợi thế về quy mô

• Lợi thế về chi phí

• Quy định của chính phủ Doanh nghiệp

• Vũ khí răn đe: đe dọa cuộc chiến giá và đối thủ hiện tại

• Nhiều doanh nghiệp nhỏ, ít khách hàng và là những khách hàng lớn

• Mua khối lượng lớn

• Khách hàng dễ chuyển sang mua của người khác

• Khách hàng có thể mua cùng lúc từ nhiều doanh nghiệp

• Khách hàng có thể tự cung cấp • Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế • Chi phí chuyển dịch thấp

• Người cung cấp sản phẩm thay thế có lợi nhuận cao và háo hức cạnh tranh • Hiệu số “giá trị - giá cả” của sản phẩm thay thế cao

Áp lực từ nhà cung cấp

• Cấu trúc cạnh tranh: Số lượng doanh nghiệp và mức độ chi phối thị trường của các doanh nghiệp

• Các điều kiện về cầu: tăng giảm nhu cầu về sản phẩm

• Rào cản ra khỏi ngành: sử dụng tài sản, chi phí cố định ra khỏi ngành…

Sản phẩm và dịch vụ

thay thế

• Ít sản phẩm thay thế và sản phẩm của nhà cung cấp là quan trọng đối với người mua • Sản phẩm khác biệt và rất tốn kém cho người mua chuyển sang người khác

• Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế • Chi phí chuyển dịch thấp

• Người cung cấp sản phẩm thay thế có lợi nhuận cao và háo hức cạnh tranh

• Hiệu số “giá trị - giá cả” của sản phẩm thay thế cao

Phân tích áp lực từ Nhà cung cấp

 Cung ứng tài chính: Ngân hàng

Đặc trưng của ngành kinh doanh bất động sản là tỷ lệ sử dụng vốn vay rất lớn để tiến hành thực hiện dự án, sau đó khi có nguồn thu sẽ hoàn trả lại các khoản

vay này. Một số công ty cổ phần thì có thể sử dụng vốn từ phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để triển khai thực hiện dự án. Đa số các công ty kinh doanh bất động sản chủ yếu sử dụng vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án. Việc này có lợi ích là công ty hoàn toàn chủ động trong công tác điều hành quản lý công ty. Tuy nhiên cũng đòi hỏi công ty có mối quan hệ tín dụng tốt với các tổ chức tín dụng. Đối với các dự án lớn, với tổng mức đầu tư từ vài chục đến vài trăm triệu USD đòi hỏi phải có sự hợp tác với nhiều ngân hàng mới tiềm lực để triển khai thực hiện.

 Nhà tư vấn

Nhà tư vấn bao gồm Nhà tư vấn về đầu tư, thiết kế, thi công, kiến trúc, cơ điện, địa chất công trình, đánh giá tác động môi trường, quản lý bất động sản... Những nhà tư vấn này ảnh hưởng đến doanh nghiệp về chất lượng và giá cả. Dự báo trong thời gian tới, số lượng nhà tư vấn sẽ không ngừng tăng lên do lợi nhuận ngành này tương đối cao, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thêm sự lựa chọn khi thực hiện dự án, từ đó giảm được áp lực từ phía nhà tư vấn.

 Các nhà cung ứng vật tư, vật liệu.

Giá thành của một công trình xây dựng thông thường bao gồm 60-70% chi phí vật liệu, 10-20% chi phí nhân công, và 10-20% chi phí máy xây dựng, trong đó thép chiếm 60-70% và Xi măng chiếm 10-15% trong cơ cấu vật liệu xây dựng. Cùng với những kế hoạch chính sách về bình ổn giá vật liệu của bộ xây dựng thì sức ép từ các nhà cung cấp vật tư, vật liệu là không lớn. Ví dụ như ngành thép: thép là vật liệu xây dựng không thể thiếu trong cả ngành xây dựng lẫn các ngành khác như giao thông,…. Chính vì vậy, giá thép chịu ảnh hưởng nhiều bởi thị trường thế giới do nhu

cầu sử dụng rất nhiều. Các nhà khoa học dự kiến giá thép trên thị trường thế giới những năm tới đây có nhiều khả năng giảm bởi các nguyên liệu giảm. Trong khi đó, xi măng cũng là nguyên liệu không thể thiếu của ngành xây dựng và giao thông thì dự kiến nhu cầu những năm tới lại tăng nhưng nhiên liệu đầu vào (than, dầu) giảm, nguồn cung cũng vẫn tăng trưởng ổn định nên dự báo ít có sự biến động về giá.

Số lượng nhà cung cấp nguyên vật liệu trên thị trường không nhỏ nhưng sản phẩm thay thế cho nó hầu như không có làm tăng áp lực từ nhà cung cấp.

Với số lượng lớn các nhà cung ứng như hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay thường sử dụng hình thức đấu thầu để cung ứng nguyên vật liệu đầu

 Các nhà cung cấp máy móc và thiết bị thi công:

Máy móc và thiết bị thi công ở nước ta hiện nay chủ yếu là nhập khẩu. Số lượng máy móc và thiết bị thi công nhập khẩu hằng năm dao động khoảng 20.000 – 22.000 chiếc. Các nước xuất khẩu chủ yếu vào Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Mặc dù vậy, mỗi nhà cung cấp đều có điểm mạnh riêng và luôn giữ mối quan hệ mật thiết với công ty. Công ty luôn là khách hàng truyền thống, đáng tin cậy của họ. Vì vậy sức ép từ các nhà cung cấp vật tư thiết bị là không lớn.

Cơ hội: Số lượng nhà cung ứng lớn giúp doanh nghiệp có thêm nhiều sự lựa chọn

và được hưởng ưu đãi về giá và chất lượng dịch vụ.

Thách thức:

- Quỹ đất có giới hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội và quan hệ tốt với các chính quyền địa phương. Lên kế hoạch xin đất và sử dụng đất trong dài hạn.

- Trong tương lai, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí nguyên vật liệu xây dựng có xu hướng tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

 Nguồn lao động

“Cơ cấu nguồn nhân lực của ngành xây dựng đang (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1:3; trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước trên thế giới là 1:4:10” (Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM). Như vậy có thể thấy những năm gần đây lượng nhân công ngành xây dựng rất lớn nhưng lại đang rơi vào tình trạng thừa lao động trình độ cao mà thiếu lao động nghề. Mặc dù số lượng lao động là công nhân trực tiếp có qua đào tạo nghề hằng năm có tăng nhưng thực tế hầu hết công nhân làm việc theo thời vụ, chưa được đào tạo bài bản,…

Về giá nhân công tại Việt Nam, ngành xây dựng đang có lợi thế do giá nhân công rẻ hơn các quốc gia khác. Tuy nhiên, những năm tới đây, giá nhân công có xu hướng tăng do ảnh hưởng của việc chỉnh lương cơ bàn mà Nhà nước đang thực hiện.

Khách hàng

Hiện tại, khách hàng của PHUCLOC Group tập trung vào 3 nhóm chính là khách hàng thuê văn phòng; khách hàng có nhu cầu về nhà ở và khách hàng có nhu cầu thuê hạ tầng kỹ thuật KCN.

Đối với văn phòng cho thuê: Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế ngày càng ổn định nên số lượng doanh nghiệp thành lập ngày càng tăng. Các doanh nghiệp cũng thường có xu hướng thuê văn phòng tại các tòa nhà tổ hợp thương mại, dịch vụ, nhà ở vì vị trí địa lý thuận tiện, cơ sở vật chất tốt,… tiện lợi cho giao dịch, làm ăn. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ chỉ chuyên tâm vào việc sản xuất kinh doanh mà không cần lo các dịch vụ như điện nước, vệ sinh, an ninh, tiêu chuẩn hạ tầng cơ sở, tiện nghi…Các doanh nghiệp thuê văn phòng thường có xu hướng thuê lâu dài để ổn định trụ sở kinh doanh. Chính vì vậy, nhu cầu thuê văn phòng dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Sức ép của nhóm khách hàng này về giá khá lớn, đồng thời cũng đòi hỏi chất lượng về vị trí kinh doanh khắt khe.

Đối với khách hàng có nhu cầu thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN: Hiện nay, PHUCLOC Group có một công ty thành viên phụ trách riêng tại thị trường KCN, công ty đã đi vào hoạt động từ 2015, chào đón được một lượng khách hàng tương đối lớn cả trong và ngoài nước. Công ty vận hành và quản lý tốt một số KCN tại Ninh Bình và đang phát triển ra các tỉnh thành khác theo chủ trương và chiến lược mới của Tập đoàn.

Đối với khách hàng có nhu cầu về nhà ở: Khách hàng chính của Tập đoàn là các hộ gia đình mua để ở (chiếm 65,58% theo khảo sát của Ban Kinh doanh PHUCLOC Group). Chủ yếu là các hộ gia đình trung lưu, có thu nhập ổn định và có xu hướng sống trong các khu đô thị đầy đủ tiện nghi. Việc đưa các khu đô thị mới đi vào sử dụng một cách đồng bộ sẽ góp phần xây dựng cho doanh nghiệp hình ảnh và thương hiệu, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ các dòng sản phẩm khác.

Thách thức: Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, dịch vụ. Đây là một

thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến công nghệ và kỹ thuật xây dựng, thay đổi chiến lược và cần lượng vốn đầu tư lớn.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS giống như PHUCLOC Group. Bên cạnh các doanh nghiệp có quy mô vừa thì có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô lớn tham gia như VinGroup, Tân Hoàng Minh, CEN Group hay Hải Phát,…. Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp quốc doanh là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty lớn có vốn nhà nước cũng tham gia vào thị

trường này. Thậm chí, hiện nay, thị trường BĐS còn có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đầu tư.

PHUCLOC gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp này. Chính vì vậy, với các dự án mới ngày càng được triển khai nhiều hơn sau khi thị trường BĐS có dấu hiệu phục hồi, PHUCLOC cũng luôn gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khác, do số lượng các doanh nghiệp ngành này trảI qua giai đoạn khó khăn ngày càng hoàn thiện về chiến lược kinh doanh, quản trị. Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn khác nhau, vị trí khác nhau với các mức giá cả khác nhau.

Hiện nay, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với PHUCLOC có cùng thị trường tiêu thụ, cơ cấu tổ chức tương đương như: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC; Tổng công ty Viglacera; Công ty CP Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh; Công ty CP Xây dựng và Thương mại Bắc Hà;...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ chiến lược kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần tập đoàn phúc lộc (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w