Các đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ hoàn thiện kênh phân phối cho các doanh nghiệp thời trang việt nam thông qua các sàn thương mại điện tử (Trang 25 - 26)

Theo các nghiên cứu của Statista [23], một công ty có trụ sở tại Đức chuyên về thị trường và dữ liệu người tiêu dùng, thị trường thời trang Việt Nam có giá trị vào khoảng 8,5 tỷ USD vào năm 2017 và giữ mức mức tăng trưởng từ 5-15% trong giai đoạn 2017-2019, đây là một trong những mặt hàng tiêu dùng có mức tiêu thụ lớn nhất và thu hút rất nhiều người mua lẫn người bán.

Theo một kết quả tổng hợp nghiên cứu khác của Viracresearch [9], do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh thu thị trường thời trang Việt Nam sụt giảm 10% vào năm 2020 so với năm 2019 chủ yếu do việc phải tạm thời (hoặc hoàn toàn) đóng cửa một số lượng cửa hàng kinh doanh thời trang truyền thống (cửa hàng offline). 10.5 10 10 9.4 9.5 9 9 8.5 8.5 8 7.5 2017 2018 2019 2020

Doanh thu ngành thời trang Việt Nam giai đoạn 2017-2020 (đơn vị : tỷ USD)

Biểu đồ 2.1: Doanh thu ngành thời trang Việt Nam giai đoạn 2017-2020

Giới trẻ trong độ tuổi 25-34 là nhóm khách hàng lớn nhất của ngành thời trang Việt Nam, nếu xét theo tiêu chí độ tuổi. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới khi người trẻ luôn là nhóm đối tượng quan tâm và đầu tư cho vẻ bề ngoài của bản thân. Thêm vào đó, đây cũng là nhóm tuổi dễ dàng nắm bắt các xu hướng mới và có hành vi tiêu dùng chịu nhiều ảnh hưởng từ các công ty truyền thông, hay người nổi tiếng. Trong đó tỷ lệ mua sắm của nữ giới nhiều hơn nam giới một chút, chiếm 54,4% năm 2020.

Cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm thuộc mặt hàng thời trang tại Việt Nam theo độ tuổi năm 2020

7% 17% 17% 18% 32% 26% 18-24 25-34 35-44 45-54 55-64

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ hoàn thiện kênh phân phối cho các doanh nghiệp thời trang việt nam thông qua các sàn thương mại điện tử (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w