Khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ và môi trường kinh doanh mới, thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ hoàn thiện kênh phân phối cho các doanh nghiệp thời trang việt nam thông qua các sàn thương mại điện tử (Trang 65 - 66)

trường kinh doanh mới, thị trường quốc tế.

Để đẩy mạnh việc mở rộng kênh phân phối sàn thương mại điện tử, thời gian tới, chính phủ cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong đó chú trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, coi đối tượng doanh nghiệp này là chủ thể quan trọng trong quá trình ứng dụng và phát triển kinh tế thương mại điện tử.

Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử bằng các chính sách ưu đãi kể cả bằng vật chất. Ví dụ như miễn thuế một vài năm đầu với các doanh nghiệp hoạt động trên sàn thương mại điện tử… Những chính sách hỗ trợ tài chính như vậy sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Nhà Nước cần có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất, nhất là các doanh nghiệp thời trang trong nước mạnh dạn tiếp cận thị trường quốc tế thông qua các kênh phân phối mới này. Chính phủ phải đi đầu trong việc tham gia hợp tác quốc tế để xây dựng các chiến lược, dự án phát triển thương mại điện tử trên quy mô khu vực (ASEAN, APEC) và thế giới (UNCTAD, ICC, WIFPO, UNDP…), đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế đối với việc phát triển các doanh nghiệp liên quan đến thương mại điện tử tại Việt Nam. Chính phủ cần thu hút các nguồn vốn ODA, FDI và tài trợ phi chính phủ nhằm hỗ trợ và phát triển trong lĩnh vực

thương mại điện tử. Việt Nam cần tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, hợp tác khu vực và quốc tế để giới thiệu những doanh nghiệp tiềm năng, mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ hoàn thiện kênh phân phối cho các doanh nghiệp thời trang việt nam thông qua các sàn thương mại điện tử (Trang 65 - 66)