VIỆT NAM THEO GIỚI TÍNH NĂM 2020
Nam giới Nữ giới
46%54% 54%
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm thời trang tại Việt Nam năm 2020 theo độ tuổi và giới tính
Trước khi bị ảnh hưởng của đại dịch năm 2020, kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng xung quanh mức 7% một năm, hành vi và giá trị tiêu dùng của người dân liên tục gia tăng nhất là tại các thành phố lớn. Đó chính là lí do những năm qua hàng loạt “ông lớn” trong ngành thời trang của thế giới tiến hành đổ bộ vào thị trường tiềm năng này. Hiện nay chúng ta có khoảng hơn 200 thương hiệu thời trang nước ngoài đã có cửa hàng chính thức tại Việt Nam. Sự “xâm lấn” này khiến cho thị trường thời trang nội địa vốn đã có thị phần nhỏ nay lại càng bị thu hẹp hơn.
Theo nhận định của Euromonitor [21], trên thị trường thời trang Việt Nam không có doanh nghiệp nào nắm quá 2% thị phần tiêu thụ và dẫn đầu luôn là nhóm các thương hiệu nước ngoài. Đứng đầu trong số đó là Adidas Group với 1,5% thị phần. Các thương hiệu thời trang Việt Nam được coi là ổn định và có chỗ đứng như Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10… thì chỉ tập trung vào thị trường công sở nhiều năm qua; trong khi một số khác như Biti’s thì đang chật vật trong quá trình trẻ hóa thương hiệu nhằm tăng cường khả năng thu hút khách hàng và nhắm đến mục tiêu thị trường quốc tế. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công cho nhiều hãng thời trang lớn trên thế giới nên chất lượng các sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất không quá chênh lệch nếu so với sản phẩm của nhiều thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên vì một số lí do cả chủ quan và khách quan khiến cho các doanh nghiệp trong nước khá “lép vế” trong công cuộc tiếp cận người tiêu dùng.