của doanh nghiệp thời trang.
Theo sách trắng về thương mại điện tử năm 2020 do bộ Công Thương thực hiện cho biết, việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử đang ngày càng
phát triển, tuy nhiên con số thống kê lại cho thấy một bộ phận người tiêu dùng không hài lòng với sản phẩm mà họ đã mua, với lí do hàng giả, hàng nhái.
Hơn nữa, các con số thống kê từ bộ Công Thương cho biết trong năm 2020, qua việc rà soát các sàn thương mại điện tử đã gỡ bỏ gần 223,6 nghìn gian hàng và hơn hơn 1 triệu sản phẩm hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ đồng thời kết hợp với các cơ quan Nhà Nước xử lý trên 30,000 gian hàng với gần 48,000 sản phẩm vi phạm bản quyền, thương hiệu. Có thể nói rằng thực trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử vẫn tiếp tục gia tăng về quy mô và số vụ. Nhất là đối với các sản phẩm dễ làm giả, làm nhái như mặt hàng thời trang.
Tiềm năng phát triển về sàn thương mại điện tử của Việt Nam đang còn rất lớn. Đây cũng chính là cơ hội để các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái bất chấp để kinh doanh hàng hóa xâm phạm đến quyền sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, tấm lá chắn vững chắc bảo vệ cho thương hiệu của doanh nghiệp trên sàn thương mại điện tử chính là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Với các chứng nhận về mặt pháp lý này, doanh nghiệp có quyền yêu cầu sàn thương mại điện tử xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền một cách triệt để.
Thương hiệu không chỉ là tài sản hữu hình của doanh nghiệp thông qua việc doanh số thu được từ việc bán sản phẩm, thương hiệu còn là tài sản vô hình mà thương hiệu phải mất rất nhiều chi phí, thời gian, công sức, tâm huyết mới có được trong lòng khách hàng.
Bước ra ngoài thị trường quốc tế thông qua các kênh phân phối sàn thương mại điện tử, tham gia vào các thị trường đa dạng và nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, doanh nghiệp lại càng phải nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu.