Hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực gắn liền với hoạt động sàn thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ hoàn thiện kênh phân phối cho các doanh nghiệp thời trang việt nam thông qua các sàn thương mại điện tử (Trang 58 - 59)

tham gia và cử người lao động tham gia các hội thảo và các khoá đào tạo chuyên sâu do các tổ chức và chính các sàn thương mại điện tử thực hiện, từ đó tạo sự thay đổi về tư duy, coi việc ứng dụng mô hình sàn thương mại điện tử là một công việc quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế, đóng vai trò quyết định sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Doanh nghiệp phải nhận thức được những lợi ích, cơ hội mà sàn thương mại điện tử mang lại cho mình, coi nó như là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, chú trọng đầu tư phát triển để từ đó mở đường cho các doanh nghiệp đi sau. Bởi đây chính là xu thế phát triển trong tương lai. Các chủ doanh nghiệp thời trang cần mạnh dạn nhập cuộc chơi sớm để tạo tên tuổi của mình trên thị trường thế giới, phát huy thế mạnh của bản thân, bởi lẽ nền kinh tế thời trang Việt Nam những năm gần đây đã đủ nội lực nhưng vẫn loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

3.2.3. Hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực gắn liền với hoạt động sàn thương mại điện tử thương mại điện tử

Nguồn nhân lực phục vụ cho việc kinh doanh sàn thương mại điện tử ở nước ta hiện nay thực sự đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng, bởi đa số các ứng viên trong lĩnh vực này chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu.

Theo khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) [6], năm 2019 tỷ lệ doanh nghiệp lớn có lao động chuyên trách về thương mại điện tử chỉ chiếm 41% trong số các doanh nghiệp lớn tham gia khảo sát, trong khi tỷ lệ này tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí còn thấp hơn, chỉ xấp xỉ 26%. Do đó yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp thời trang là xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ kênh phân phối thông qua sàn thương mại

điện tử để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng các chế độ đãi ngộ hợp lý để tuyển dụng nguồn lao động liên quan đến sàn thương mại điện tử có sẵn trên thị trường, doanh nghiệp cần linh hoạt và tính đến phương án lâu dài hơn đó là đào tạo nguồn nhân lực trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài. Việt Nam có khoảng 110 trường đại học đã có khoa thương mại điện tử, doanh nghiệp thời trang cần tăng cường hợp tác với các trường đại học này nhằm trực tiếp đào tạo chuyên môn và tuyển dụng các ứng viên tiềm năng vào doanh nghiệp của mình sau khi các sinh viên này tốt nghiệp đại học. Kết nối sâu rộng giữa doanh nghiệp thời trang và nhà trường chính là một trong những điểm mấu chốt để phát triển đội ngũ nhân lực có tính “thực tế” và được “đo ni đóng giày” cho chính mô hình của doanh nghiệp.

Vận hành một kênh phân phối qua sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp thời trang không chỉ yêu cầu các kỹ năng về thương mại, một bộ phận người lao động còn cần phải có cái kiến thức về công nghệ thông tin, pháp luật, thiết kế đồ họa, truyền thông và tiếp thị marketing… Do vậy bên cạnh các trường đại học chính quy, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ bên trong doanh nghiệp dựa trên các chuyên gia tư vấn trong từng lĩnh vực này. Nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là “cái nôi” của các sàn thương mại điện tử. Dẫn đầu về công nghệ còn đem đến cho doanh nghiệp khả năng ứng dụng các thành tựu mới, các phần mềm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vậy nên, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý trong vấn đề hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ hoàn thiện kênh phân phối cho các doanh nghiệp thời trang việt nam thông qua các sàn thương mại điện tử (Trang 58 - 59)