Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện đắk glong tỉnh đắk nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Trang 31 - 33)

- Trình độ năng lực của CBQL chưa đồng đều.

- Trẻ MN đi học không đều, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến trẻ. - Một số hiệu trưởng còn khoán trắng việc chỉ đạo khâu nuôi dưỡng cho kế toán nhà trường đảm nhận. Một phần vì ngại việc và một phần vì năng lực chuyên môn còn hạn chế.

- Giáo viên chưa quan tâm đặc biệt đến các biện pháp giảm tỷ lệ SDD hay béo phì, cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng.

Công tác xã hội hoá còn nhiều hạn chế, chưa có sự đồng bộ giữa các ngành, sở. Do đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

- Nhân viên y tế của các trường trình độ còn hạn chế, có những trường còn chưa có nhân viên y tế chuyên biệt, khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác Y tế học đường trong trường mầm non, kinh phí đầu tư, trang thiết bị dành cho y tế còn nghèo nàn.

- Nhận thức của phụ huynh về kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc còn hạn chế, một số phụ huynh trẻ không nắm được nhu cầu dinh dưỡng và lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ. Một số phụ huynh trẻ nuôi con theo kinh nghiệm của ông bà truyền lại. Một số phụ huynh còn nuông chiều con vì tâm lý (có 1 đến 2 con) nên trẻ đến trường không chịu ăn cơm, canh, không ăn rau…Thậm chí có cháu đến tuổi mẫu giáo không ăn cơm chỉ ăn cháo…

Tiểu kết chương 1

Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường MN trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay, một trong những việc làm cần thiết hiện nay là đổi mới công tác quản lý nhà trường. Muốn chấn chỉnh và đổi mới quản lý cần quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đặc biệt là bồi

dưỡng cho đội ngũ nuôi dưỡng. Những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, họ không thể làm việc chỉ bằng kinh nghiệm mà cần phải bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức, kĩ năng thực hành cần thiết để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Quản lý trường MN có nhiều đặc trưng khác với quản lý các loại hình nhà trường khác ở chỗ: đây là một mặt bậc học mang tính tự nguyện, nhà trường MN có nhiệm vụ rất quan trọng, đó là: chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi MN, một lứa tuổi còn rất nhỏ và gần như phụ thuộc vào sự quan tâm của người lớn. Đối tượng học sinh trường MN là các em còn nhỏ, cơ thể đang còn non nớt, đang giai đoạn phát triển, nên cần sự chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận.

Đối với huyện Đắk Glong, công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non có thể hiểu là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non là sự tác động có chủ đích đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh trong trường mầm non nhằm đạt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non theo quy định.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện đắk glong tỉnh đắk nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w