Biện pháp 3 Bồi dưỡng năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi cho đội ngũ giáo viên và nhân viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện đắk glong tỉnh đắk nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Trang 64 - 66)

8 sổ viên, hồ 24 16 67.7 76 30 64 1.61 00 00 sáchsơcủa

3.2.3. Biện pháp 3 Bồi dưỡng năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi cho đội ngũ giáo viên và nhân viên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức chất lượng đội ngũ giúp nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực nghề nghiệp của từng cán bộ, giáo và nhân viên để phục vụ tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn để từ đó có ý thức được trách nhiệm cá nhân đối với việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non.

Đối với CBQL: Nhận thức được sứ mệnh chính trị cao của nhà trường, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

Đối với giáo viên mầm non và nhân viên nuôi dưỡng: nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình và ý thức được vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Phải làm việc thường xuyên với thái độ nghiêm túc tích cực, tự giác. Có như vậy mới tiếp cận nhanh chóng những thành tựu mới của khoa học, cập nhật kịp thời những đổi mới trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

3.2.3.3. Cách tiến hành

Nhận thức được vấn đề tự học, tự bồi dưỡng và tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá các danh hiệu thi đua.

Đối với giáo viên: Ban giám hiệu họp hội đồng nhà trường tuyên truyền, phổ biến nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và thực hiện theo qui chế chuyên môn của ngành. Giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và biết được trách nhiệm của mình phải chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn hết suất. Đối với nhân viên nuôi dưỡng: Ban giám hiệu phát tài liệu, các loại sách dạy nấu ăn. Hàng tháng họp hội đồng tuyên truyền để nhân viên nuôi dưỡng nhận thức đúng vai trò nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao về kiến thức khoa học dinh dưỡng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non bằng cách nấu ăn ngon, hợp khẩu vị trẻ, thay đổi thực đơn theo mùa kết hợp với tuyên truyền cho cha mẹ học sinh các lợi ích từ dinh dưỡng và đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đối với những trẻ không sinh hoạt bán trú tại trường…

Tạo điều kiện về vật chất và thời gian để giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng yên tâm phấn khởi tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Chống khuynh hướng chủ quan cho rằng đội ngũ giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng được đào tạo chuẩn nên coi nhẹ công tác bồi dưỡng thường xuyên.

Bồi dưỡng cho giáo viên và nhân viên về kiến thức và kĩ năng thực hành chăm sóc trẻ. Đa số cô nuôi không có chuyên môn, do đó việc tập huấn kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho họ là rất cần thiết vì cô là người trực tiếp quản lý và là người quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu rà soát, đánh giá, phân loại được chất lượng giáo viên, nhân viên xem họ thiếu và cần được trang bị bổ sung những kiến thức gì? Giáo viên, nhân viên có ý thức trong việc nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp thu cái mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện đắk glong tỉnh đắk nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w