Biện pháp 4 Đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên trường mầm non dựa trên kết quả phát triển của trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện đắk glong tỉnh đắk nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Trang 66 - 69)

8 sổ viên, hồ 24 16 67.7 76 30 64 1.61 00 00 sáchsơcủa

3.2.4. Biện pháp 4 Đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên trường mầm non dựa trên kết quả phát triển của trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổ

non dựa trên kết quả phát triển của trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới công tác thanh kiểm tra và đánh giá xếp loại hằng năm nhằm không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân và hiệu quả công việc, nâng cáo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

*Tự kiểm tra toàn diện nhà trường (kiểm tra nội bộ)

Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ: cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên; tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ và hình thành, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định.

Các điều kiện về CSVC và các thông số kỹ thuật: Số lượng, chất lượng, việc bố trí sắp xếp khai thác, sử dụng, bảo quản CSVC kỹ thuật, trang thiết bị, khuôn viên, các khu vệ sinh. Công tác quản lý của hiệu trưởng: Xây dựng và triển khai thực hiện các loại kế hoạch; quản lý, bố trí sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại… đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên; thực hiện chế độ chính sách; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác kiểm tra của hiệu trưởng

theo quy định; tổ chức, tham gia các hoạt động xã hội; quản lý hành chính, tài chính, tài sản; công tác tham mưu, phối hợp và công tác xã hội hóa giáo dục; việc công khai công khai chất lượng GD; công khai các điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; phân bổ hợp lý các nguồn tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí; công khai và minh bạch về thu, chi tài chính.

*Kiểm tra hoạt động tổ, nhóm chuyên môn, trong đó chú trọng đến tổ nuôi, bếp.

- Xem xét, đánh giá năng lực, uy tín của tổ khối trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận. - Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà trường và ngành giáo dục đã triển khai) thông qua hồ sơ sổ sách và hoạt động của các thành viên tổ khối, bộ phận.

Việc kiểm tra các chuyên đề tổ khối, bộ phận là tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để hiệu trưởng lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra (đảm bảo ít nhất 2 lần/tổ khối, bộ phận/năm học).

*Kiểm tra, đánh giá giáo viên, nhân viên

Trong 1 năm học, hiệu trưởng tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động chuyên môn của ít nhất 30% giáo viên và nhân viên của trường. Có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện nhà trường để có cơ sở tổng hợp đánh giá từng cá nhân hoặc bộ phận, tổ nhóm chuyên môn, đánh giá nhà trường theo nội dung tương ứng. Bên cạnh đó tăng cường kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của giáo viên, nhân viên.

*Kiểm tra kết quả trên trẻ

Kiểm tra trên trẻ cũng được thực hiện thường xuyên theo định kì. Nội dung kiểm tra:

+ Tình hình sức khỏe của trẻ về cân nặng, chiều cao và biểu đồ phát triển của trẻ. + Theo dõi việc đi học chuyên cần của trẻ. Những trường hợp học sinh nghỉ học thường xuyên cần được tìm hiểu nguyên nhân, chú ý đến những trẻ hay bị ốm đau.

3.2.4.3. Cách thực hiện:

*Thành lập Ban Thanh tra nhân dân

Cần phân biệt cụ thể, rõ ràng công tác kiểm tra nội bộ trường học với những nội dung hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân đơn vị trường học. Ban Thanh tra nhân dân không làm thay công việc kiểm tra nội bộ của thủ trưởng đơn vị mà thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát được quy định tại Nghị định 99/2005/NĐ-CP của chính phủ.

* Thành lập Ban Kiểm tra nội bộ

Đầu năm học, hiệu trưởng lựa chọn cán bộ, giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm công tác và am hiểu các văn bản quy định, ban hành quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học do hiệu trưởng làm trưởng ban, phân công nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn các thành viên trong ban. Số lượng thành viên tuỳ thuộc vào quy mô đơn vị.

* Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

Ban kiểm tra nội bộ phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra phải bám sát vào các văn bản hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo, kế hoạch năm học của đơn vị; trong năm học, hoạt động kiểm tra nội bộ trong các đơn vị phải bảo đảm: ít nhất 02 lần/tổ, bộ phận; ít nhất 30% giáo viên, nhân viên được kiểm tra toàn diện, số giáo viên còn lại được kiểm tra chuyên đề.

*Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch

Hiệu trưởng công khai kế hoạch kiểm tra đã được duyệt cho toàn thể Hội đồng trường;

Hiệu trưởng tổ chức hướng dẫn nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch cho Ban kiểm tra nội bộ trường học; phân công nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên Ban kiểm tra nội bộ trường học.

Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ trường học theo kế hoạch (cần lựa chọn nội dung, thời điểm, đối tượng, thành phần kiểm tra phù hợp; tránh tình trạng giao phó cho một cá nhân kiểm tra hoặc để người đứng đầu bộ phận tự kiểm tra, lập biên bản bộ phận mình).

- Ban kiểm tra nội bộ trường học cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch thể cho từng tháng (theo thời gian), theo từng đợt (theo quy mô, nội dung). Mỗi nội dung kiểm tra nhất thiết phải lập biên bản kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ, các mẫu biên bản kiểm tra tùy theo từng cấp học, đối tượng; …

- Hằng tháng, hiệu trưởng phải đưa nội dung đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trường học vào chương trình công tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế. Cuối học kì và cuối năm học, hiệu trưởng phải báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trường học trước hội đồng trường và báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp

Chú ý: ngoài hoạt động kiểm tra theo kế hoạch, hiệu trưởng các đơn vị có thể thực hiện kiểm tra đột xuất tùy theo yêu cầu của công tác quản lý.

+ Đánh giá sau kiểm tra

Sau khi kiểm tra, phải có nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm; đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho đối tượng kiểm tra và thực hiện xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo 4 mức: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

Động viên khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt, xử lý với các mức độ khác nhau với các trường hợp làm chưa tốt.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu, ban kiểm tra nội bộ trường học phải nắm vững các qui chế, qui định đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Ban giám hiệu, ban kiểm tra nội bộ có ý thức trách nhiệm và nghiêm túc thực hiện chế độ thanh kiểm tra theo như kế hoạch đã định. Kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hơn là để đánh giá xếp loại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non huyện đắk glong tỉnh đắk nông theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w