8 sổ viên, hồ 24 16 67.7 76 30 64 1.61 00 00 sáchsơcủa
3.2.1. Biện pháp 1 Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi trong trường mầm non phù hợp vớ
trẻ theo bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi trong trường mầm non phù hợp với điều kiện nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng kế hoạch chiến lược về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non theo chuẩn phát triển của trẻ nhằm tăng cường sức khỏe, giảm bớt bệnh tật của trẻ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Việc lập kế hoạch là hành động đầu tiên của nhà quản lý, bởi vì kế hoạch là công cụ quản lý, là phương pháp quản lý, là con đường để đạt được mục tiêu quản lý. Việc lập kế hoạch hay hoạch định là chức năng quản lý đầu tiên có vai trò quan trọng, xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, của hoạt động đồng thời xác định kết quả cần đạt được trong tương lai.
Lập kế hoạch và những chỉ tiêu phấn đấu trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non theo năm học với những định hướng phát triển cụ thể, công việc và thời gian thực hiện, kết quả dự kiến và các giải pháp thực hiện...
Rà soát các qui định của ngành học, các thông tư về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non. Đánh giá thành tích đạt được và những nhược điểm từ năm trước đó để xác định mục tiêu cho năm học tới; rà soát điều kiện thực tế của trường và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Rà soát tình hình nhân sự, phân công tổ chuyên môn dạy và nuôi, phân công giáo viên phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm lứa tuổi và hoàn cảnh gia đình của giáo viên. Kiểm tra lại cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, các điều kiện về môi trường, chuẩn bị tốt nhất theo khả năng của nhà trường hiện có. Kết hợp các yếu tố trên lại với nhau, xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng bám sát thực trạng của nhà trường.
Lập kế hoạch nhất thiết phải bám sát các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT, các quy định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học. Khi xây dựng kế hoạch quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường mầm non, người hiệu trưởng cần lưu ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch quản lý, bao gồm:
+ Các dự kiến về mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt tới. + Tiến độ về thời gian.
+ Nội dung công việc gắn liền với hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ + Người thực hiện và các điều kiện khả thi.
+ Công tác tổ chức, chỉ đạo và điều hành từng nội dung công việc. Thành lập các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. Thành lập Ban chỉ đạo y tế học đường, ban phòng chống tai nạn thương tích, ban phòng chống dịch bệnh.
Tiếp theo là bước điều chỉnh kế hoạch. Sau khi xây dựng kế hoạch cần thông qua Ban giám hiệu, ban chỉ đạo công tác y tế trường học, ban kiểm tra nội bộ và Hội đồng sư phạm để mọi thành viên nắm được tinh thần công việc trong một năm học. Lấy ý kiến đóng góp của mọi thành viên để bản kế hoạch thêm chi tiết, sáng tạo. Bổ sung những ý kiến xây dựng của các thành viên vào bản kế hoạch rồi điều chỉnh lại kế hoạch trước khi đưa vào thực hiện.
3.2.1.4. Điều kiện tiến hành
Để đạt được mục tiêu đề ra, điều kiện thực hiện biện pháp là các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình, đặc điểm của công việc mình đang đảm nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm tòi, đổi mới biện pháp để phù hợp với đối tượng học sinh. Từng thành viên trong ban chỉ đạo, cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên luôn ý thức và có trách nhiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường.
Ban giám hiệu cần phân công hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh sự chồng chéo gây mất thời gian và ức chế cho người thi hành nhiệm vụ.