Nguồn gốc của bài tập thể chất:

Một phần của tài liệu 2022 TL Ôn thi Cao học - C1 (Trang 29 - 30)

- Bài tập thể chất ra đời từ cổ xưa nên nó gắn liền với lao động. Nhân tố quan trọng nhất làm nảy sinh bài tập thể chất là điều kiện sống vật chất và hoạt động của con người mà trước hết là hoạt động lao động, hầu hết các bài tập thể chất có liên hệ trực tiếp đến các tác động của lao động, ngoài lao động thì các hoạt động quân sự, nghệ thuật, tôn giáo cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bài tập thể chất.

- Trong xã hội nguyên thuỷ các bài tập mang tính thực dụng trực tiếp. Các bài tập nảy sinh và đáp ứng nhu cầu của lao động được gọi là bài tập tự nhiên.

- Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì bài tập mất dần tính thực dụng trực tiếp và các bài tập tự nhiên dần dần được thay thế bằng bài tập phân tích. Bài tập phân tích là các bài tập được sáng tạo ra để giải quyết nhiệm vụ giái dục, giáo dưỡng và chữa bệnh.

* Mặc dù bài tập thể chất được hình thành trên cơ sở tác động lao động và có những điểm thống nhất với lao động về những biến đổi sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cơ thể nhưng 2 hiện tượng này không có cùng bản chất.

- Lao động là quá trình con người tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên, bất tự nhiên đáp ứng nhu cầu của mình thông qua lao động trong sản xuất hiện đại lao động chân tay được giảm nhẹ sẽ làm thu

hẹp vận động thể lực và kết quả là hạn chế sự phát triển thể lực của con người.

- Trong khi đối tượng của bài tập thể chất là thể chất và tinh thần của con người và tác động đến cơ thể theo quy luật của quá trình GDTC. Nhờ bài tập thể chất mà con người có thể định hướng trước tác động tới con người để phát triển thể chất và tinh thần. Mục đích của bài tập thể chất là sức khoẻ, là con người phát triển toàn diện.

Để phân tích và nắm được những đặc điểm chung nhất của các bài tập TDTT chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những vấn đề dưới đây: Cũng như mọi hiện tượng và sự vật, các bài tập TDTT có nội dung và hình thức của chúng.

Một phần của tài liệu 2022 TL Ôn thi Cao học - C1 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w