Sự chuyển kỹ năng vận động:

Một phần của tài liệu 2022 TL Ôn thi Cao học - C1 (Trang 90 - 92)

IV. Phương pháp sử dụng lời nói và trực quan trong GDTC 1 Phương pháp sử dụng lời nói:

4. Sự chuyển kỹ năng vận động:

* Sự chuyển kỹ xảo:

- Trong dạy học động tác, có sự tác động lẫn nhau giữa các kỹ thuật động tác đã học và đang học, sự tác động đó có thể thuận lợi cho việc tạo kỹ xảo mới, cũng có thể ngược lại. Quá trình đó gọi là sự chuyển kỹ xảo vận động.

+ Sự chuyển tốt của kỹ xảo xảy ra khi các động tác có khâu chính giống nhau, còn chi tiết thì khác nhau (Ném bóng, ném lựu đạn, phóng lao) đây là vấn đề quan trọng để xắp xếp trình tự các động tác này là tiền đề thuận lợi cho việc tiếp thu hành động khác.

+ Sự chuyển xấu của kỹ xảo: Xảy ra khi giữa các động tác có các chi tiết giống nhau những điểm mấu chốt kỹ thuật lại khác nhau (VD: Lộn ngược và lộn sau chống tay). Cơ sở sinh lý là do “Hệ thống chức năng” cũ làm cản trở việc thực hiện động tác mới.

- Để tránh sự chuyển xấu của kỹ xảo vận động cần lập kế hoạch học tập sao cho các kỹ xảo khác nhau cách xa (không tiến hành đồng thời hoặc gần nhau hoặc xắp xếp sao cho sự chuyển xấu chỉ ảnh hưởng tối thiểu.

- Trong trường hợp chuyển 1 chiều (khi 1 kỹ xảo chỉ ảnh hưởng đến kỹ xảo khác mà không có ảnh hưởng ngược lại) thì cần hình thành kỹ xảo có thể bị tác động trước.

Tóm lại: Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động là cơ sở

để xây dựng cấu trúc quá trình dạy học các động tác theo 3 giai đoạn. Trong đó việc bố trí nội dung dạy học động tác phải tranh thủ được sự chuyển tốt, hạn chế chuyển xấu.

Câu 23: Cơ sở xác định các giai đoạn của quá trình dạy học động tác (cơ sở phân chia quá trình dạy học động tác thành 3 giai đoạn):

Cơ chế và các quy luật hình thành kỹ năng và kỹ xảo vận động là cơ sở xác định các giai đoạn của quá trình dạy học động tác.

Một phần của tài liệu 2022 TL Ôn thi Cao học - C1 (Trang 90 - 92)