Là: Sự hoàn thiện khả năng điều hoà hoạt động của các cơ quan

Một phần của tài liệu 2022 TL Ôn thi Cao học - C1 (Trang 146 - 150)

II. Đặc điểm hình thức buổi tập chính khoá 1 Đặc điểm buổi tập chính khoá.

2 là: Sự hoàn thiện khả năng điều hoà hoạt động của các cơ quan

và hệ thống của hệ thần kinh trung ương và sự điều chỉnh của các cơ qua và hệ thống đó.Trình độ thể lực ngày càng cao thì VĐV hoàn thành nhiệm vụ vận động càng tốt và thi đấu càng có hiệu quả.

Nhìn chung, đặc biệt trong thời kỳ phát triển của VĐV, nếu tập luyện có hệ thống thì trình độ đào tạo và trình độ thể lực tăng lên. Sự biến đổi này có tính chu kỳ nhất định. Trong từng chu kỳ, có 1 thời kỳ VĐV đạt mức sẵn sàng tối ưu (cao, tốt nhất đối với chu kỳ đó) để đạt thành tích thể thao. Lúc đó, VĐV có trạng thái sung sức thể thao. Như vậy trạng thái sung sức thể thao là trạng thái sẵn sàng tốt nhất của VĐV về mọi mặt (thể lực, kỹ - chiến thuật tâm lý). Ở mỗi 1 chu kỳ tập luyện lớn để đạt thành tích thể thao cao. Dưới góc độ này, huấn luyện thể thao được xem như là 1 quá trình điều khiển hợp lý sự phát triển trạng thái sung sức thể thao của VĐV.

Nói tới thể thao, không thể không nói tới 1 đặc trưng cơ bản của nó là thi đấu thể thao. Thi đấu thể thao là 1 phạm trù chuyên môn nhằm bộc lộ và so sánh toàn bộ các khả năng của VĐV (khả năng sử dụng và phát huy hợp lý các năng lực thể chất và thinh thần). Thi đấu thể thao có mấy đặc điểm cơ bản sau đây:

+ Tổ chứ hoạt động trên cơ sở của hệ thống thi đấu với mức độ đua tranh và yêu cầu về thành tích ngày 1 tăng (chỉ cho được thi đấu ở hạng trên nếu đã thi đấu đạt yêu cầu ở hạng dưới, xác định thắng cuộc bằng hơn điểm hoặc thành tích cao nhất đo được.

+ Có luật lệ thi đấu nghiêm ngặt và ngày càng được quốc tế hoá. + Theo tinh thần nhân đạo, có quy định về tư cách, hành vi tương ứng của VĐV, đảm bảo cho thi đấu công bằng, trung thực và không thù địch.

Nhờ những đặc điểm này, người ta có thể phân biệt thi đấu thể thao với các hiện tượng khác mà bề ngoài có phần này giống y như thi cây đàn giỏi, giọng hát hay trong ngành văn nghệ.

Vậy huấn luyện thể thao là hình thức cơ bản của đào tạo VĐV, là quá trình đào tạo VĐV có hệ thống mà chủ yếu bằng cách phương pháp bài tập.Về thực chất, đó cũng là 1 quá trình sư phạm có tổ chức chặt chẽ, nhằm làm cho các thành tích thể thao của VĐV không ngừng phát triển.

* THÀNH TÍCH THỂ THAO:

Thành tích thể thao của từng VĐV là kết quả thể hiện toàn bộ khả năng của người đó trong 1 môn thể thao nhất định. Nó được đánh giá theo những chỉ số đã được thừa nhận (thể lực, điểm số, bàn thắng, số đo về thời gian, cự ly, trọng lượng...) Thành tích thể thao cao nhất (tuyệt đối) của 1 người hay 1 đội là sự thể hiện tối đa các khả năng của họ trong hoạt động thể thao cụ thể, được ghi nhận qua thi đấu ở từng thời điểm, địa điểm nhất định. Cao nhất là các kỷ lục.

Thành tích thể thao luôn là hiện tượng đa nhân tố và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Dưới dây chỉ nêu ra những nhân tó và điều kiện cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tiến triển của thành tích thể thao trong xã hội.

- Năng khiếu cá nhân VĐV và mức độ đào tạo để đạt thành tích.

- Hiệu quả của hệ thống đào tạo thể thao, nội dung tổ chức và điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Các điều kiện xã hội đảm bảo cho thành tích phát triển.

Trong những điều kiện như nhau, thành tích thể thao của mỗi cá nhân phụ thuộc vào năng khiếu và mức độ đào tạo của VĐV. Năng khiếu của VĐV là tiền định, còn trình độ đào tạo thì luôn thay đổi nhờ kết quả của tập luyện. Như vậy, trong những điều kiện không đổi, yếu tố ảnh hướng quyết định trực tiếp nâng cao thành tích thể thao của VĐV là sự đào tạo tác động có định hướng tới các yếu tố tiền định và phát triển các khả năng nhằm đào tạo nên sự tiến bộ trong thể thao. Nhưng 1 trong những điều kiện bắt buộc với mọi VĐV để vươn tới sự hoàn thiện là sự lao động không mệt mỏi. Với ý nghĩa đó, thành tích thể thao là 1tiêu chí phản ánh mức tiêu hao hữu ích sức lực của VĐV cho sự tự hoàn thiện và là những cái mốc đánh dấu những thành tích của VĐV trên con đường hoàn thiện thể thao của mình.

Hệ thống đào tạo VĐV, đặc biệt là cơ sở phương pháp - khoa học của nó, có ảnh hưởng ngày càng lớn đến sự phát triển thành tích thể thao. Chính nhờ sáng tạo ra nhiều hình thức, phương tiện, phương pháp, thủ thuật huấn luyện mới phù hợp hơn cùng các kỹ thuật và chiến thuật ngày càng hoàn thiện nên người ta dã đào tạo hàng ngàn nhà vô địch Olympic.

Tuy nhiên trình độ đào tạo của từng nước suy cho cùng còn phụ thuộc vào những điều kiện cơ bản của cuộc sống vật chất xã hội và sự tổ chức xã hội. Phân tích thống kê xã hội cho thấy thành tích thể thao các nước khác nhau trên vũ đài Olympic có liên quan chặt chẽ tới các chỉ tiêu phúc lợi vật chất của nhân dân (cụ thể là mức thu nhập quốc dân và số calo dinh dưỡng tính trên đầu người) cũng như với các chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình, số dân và trình độ văn hoá của cư dân. Tuy nhiên, cơ cấu xã hội, những điều kiện thực tế đảm bảo trực tiếp cho sự tiến bộ thể thao, đặc biệt là hệ thống đào tạo thể thao đã giữ vai trò nòng cốt. Thí dụ, có nước tuy có chỉ tiêu kinh tế cao hơn, nhưng lại không đảm bảo cho sự phát triển ưu việt

của thể thao. Ở đây, tiến bộ thể thao còn phụ thuộc vào việc sử dụng tập trung các khả năng đó trong hiện thực ra sao.

Như vậy, thể thao phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phản ánh thành tựu của con người trong sự hoàn thiện khả năng của mình, đồng thời cũng là 1 trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển văn hoá xã hội. Với ý nghĩa đó, thành tích thể thao có giá trị đáng kể không chỉ với nhân cách mà còn cả xã hội. Nguyên nhân của những tiến độ kinh ngạc của các thành tích thể thao là do vai trò xã hội của thể thao và sự đầu tư của xã hội cho nó ngày càng mạnh.Về mặt này, các nước XHCM trước đây hoặc hiện tại đã có những thành tưu ưu việt cả về phát triển thể thao quần chúng lẫn thể thao thành tích cao.

* HỆ THỐNG THI ĐẤU THẾ THAO:

Thi đấu thế thao là cách thức để thể hiện những thành tích thể thao cũng như đánh giá và so sánh những thành tích của VĐV hoặc đội, đó còn là biện pháp để chọn và đào tạo VĐV, tìm hiểu và phát huy những tiềm năng của con người, hình thành nhân cách.

Hệ thống thi đấu thể thao là 1 hệ thống gồm các cuộc thi chính thức và không chính thức trong thể thao. Hệ thống đó thường bao gồm các cuộc thi đơn thuần thể thao, thi đấu chuẩn, bị, thi đấu đẳng cấp, thi đấu biểu diễn... Trong đó, các cuộc thi đấu chính thức có ý nghĩa hàng đầu. Đó là các cuộc thi đấu cơ bản chính. Mục đích của chúng chi phối rõ rệt tới tổ chức đào tạo của từng VĐV cũng như toàn đội, thậm chí cả toàn ngành. Thí dụ giải vô địch quốc gia, đại hội TDTT toàn quốc, giải vô địch thế giới, vô địch châu lục, vô địch khu vực, Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) và đại hội Olympic. Các cuộc thi đấu chính thức được xây dựng trên cơ sở luật thi (cho 1 loại đối tượng trình độ VĐV nhất định). Tuy nhiên, do điều kiện đào tạo cụ thể từng người có khác nhau nên từng VĐV phải xác định lịch thi đấu riêng phù hợp. Như vậy, kế hoạch tập luyện phải tính tới thời hạn cần thiết để đạt được trình độ sẵn sàng tối ưu cho những thành tích thể thao cao của từng vận động viên và toàn đội.

Ngoài các cuộc thi đấu chính thức, phần lớn các cuộc thi đấu còn lại đều có tính chất chuẩn bị, mặc dù nhiệm vụ cụ thể của chúng tất đa dạng như kiểm tra mức độ sẵn sàng, hay để thử thách và rút kinh nghiệm hoặc là để tuyển chọn đội tuyển. Với ý nghĩa đó, các cuộc thi đấu chuẩn bị phải được đưa vào trong hệ thống đào tạo VĐV.

Các chức năng của thi đấu trong hệ thống đào tạo rất lớn và đa dạng. Những cuộc thi đấu chính thức đòi hỏi quá trình đào tạo VĐV phải lâu dài. Chính nhu cầu nhằm đạt những thành tích thể thao cao nhất đã quyết định phần lớn cấu trúc và nội dung toàn bộ hệ thống đào tạo. Còn những cuộc thi đấu khác mang tính chất tuyển lựa hoặc kiểm tra, giải quyết những nhiệm vụ kỹ - chiến thuật khác nhau, tích luỹ kinh nghiệm thi đấu hoàn thiện những phẩm chất đạo đức và ý chí nhất định.

Trong hệ thống đào tạo, VĐV có phân biệt những cuộc thi đấu chuẩn bị, kiểm tra, dẫn dắt. tuyển chọn và chủ yếu.

Mục đích chính của thi đấu chuẩn bị là làm cho VĐV thích ứng với những điều kiện thi đấu, hình thành những phương án kỹ thuật hợp lý trong các tình huống thi đấu khác nhau, xây dựng các phường án chiến thuật đúng đắn và phát triển khả năng thực hiện cái đó trong

điều kiện tranh đua gay Grand Prix để tích luỹ kinh nghiệm, hoàn thiện những phẩm chất tâm lý chuyên môn. Thi đấu chuẩn bị có vai trò đặc biệt quan trọng vì là 1 phương thức đào tạo VĐV tổng hợp. Những cuộc thi đấu kiểm tra nhằm kiểm tra trình độ của VĐV. Qua đó, đánh giá hiệu quả của giai đoạn đào tạo trước, mức phát triển của các tố chất thể lực, hoàn thiện kỹ năng chiến thuật, những khả năng trí tuệ và tâm lý, làm rõ những mặt yếu và mặt mạnh trong cấu trúc năng lực thi đấu của VĐV. Căn cứ vào tình hình thi đấu kiểm tra mà đề ra chương trnh đào tạo tiếp theo, sửa chữa bổ xung cho những thiếu sót để giành thắng lợi trong những cuộc thi đấu tuyển chọn và chủ yếu sắp tới. Những cuộc thi đấu chính thức ở các trình độ khác nhau cũng như thi đấu kiểm tra chuyên môn có thể có chức năng kiểm tra. Chương trình thi đấu này có thể có sự khác biệt về cơ bản với chương trình thi đấu tuyển chọn và chủ chốt. Nó được đặt ra theo yêu cầu kiểm tra trình độ phát triển các mặt riêng lẻ của trình độ đào tạo của VĐV.

Một phần của tài liệu 2022 TL Ôn thi Cao học - C1 (Trang 146 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w