4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
4.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty
Nhìn chung, qua các năm, tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng, ngược lại, tỷ trọng tài sản dài hạn giảm.
Năm 2020, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản giảm 2,88% so với năm 2019 tương ứng với % tỷ trọng tài sản dài hạn tăng. Tài sản ngắn hạn giảm là do giảm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản tăng lên 2,88% so với năm 2019 chủ yếu là do tăng tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản.
Sự thay đổi cơ cấu tài sản theo hướng hợp lý hơn, lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu giảm cho thấy hoạt động kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm, quản lý hàng tồn kho, hoạt động xúc tiến sản phẩm và hoạt động thu hồi công nợ của MWG đang có diễn biến theo chiều hướng tích cực.
Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và nhìn chung có xu hướng tăng dần qua các năm (từ năm 2016 -2020, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng sản lần lượt: 82,72%; 82,65%; 83,11%; 83,95%; 81,07%).
Tài sản dài hạn của công ty cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản và nhìn chung có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên về con số tuyệt đối, tài sản dài hạn tăng dần qua các năm, với sự tăng liên tục của Các khoản phải thu dài hạn, Tài sản cố định và Tài sản dài hạn khác. (Tài sản dài hạn của MWG qua các năm lần lượt: 2,57; 3,96; 4,75; 6,69; 8,71 tỷ đồng).
Tài sản cố định hữu hình tăng liên tục cả về nguyên giá và giá trị khấu hao do công ty đầu tư xây dựng thêm nhiều cửa hàng, mở rộng quy mô kinh doanh nhằm gia tăng thị phần và khả năng cạnh tranh trên thị trường bán lẻ điện tử cả trong và ngoài nước (Campuchia).