4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
4.3.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn công ty đang thay đổi theo hướng tích cực, hợp lý.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên xét về con số tuyệt đối thì nợ ngắn hạn có quy mô tăng dần, các khoản Phải trả người lao động, Người mua trả tiền trước, Phải trả người bán ngắn hạn có xu hướng tăng dần. Đây là các khoản nợ chiếm dụng, việc tăng quy mô các khoản nợ ngắn hạn này cho thấy lòng tin của khách hàng và nhà cung cấp đối với uy tính của công ty ngày càng được nâng cao.
Tỷ lệ nợ dài hạn tăng đột biến vào năm 2017 sau đó giảm liên tục. Nguyên nhân do từ năm 2017 (3 năm sau khi được niêm yết), công ty bắt đầu vay và thuê nợ dài hạn. Tuy nhiên đây là nguồn tài trợ dài hạn, chiếm tỷ trọng khá thấp và xu hướng tỷ trọng giảm dần qua các năm cho thấy áp lực thực hiện nghĩa vụ tài chính của công ty là thấp và nằm trong tầm có thể kiểm soát được.
Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần, phần gia tăng do giữ lại một phần từ lợi nhuận sau thuế và góp vốn từ chủ sở hữu tăng dần qua các năm.
Giai đoạn 2018-2019:
Trong cơ cấu nguồn vốn 41.708 tỷ đồng của MWG, nợ phải trả chiếm tới gần 71%, tương ứng 29.564 tỷ đồng chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Trong đó, vay nợ tài chính ngắn hạn của MWG tăng vọt gấp 2,2 lần đầu kỳ, lên tới 13.031 tỷ đồng. Còn vay nợ tài chính dài hạn vẫn duy trì ở mức chỉ 1.122 tỷ đồng.
Với tình hình vay nợ lớn khiến MWG phải chi ra hơn 568 tỷ đồng chi phí lãi vay trong năm 2019, tăng hơn 30% so với năm 2018.
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động từ 2016 đến 2020, có sự gia tăng đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng Tiền và tương đương tiền và Tài sản cố định khi việc kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, phát triển với quy mô khắp cả nước và đang mở rộng sang thị trường Campuchia và các nước lân cận. Bên cạnh đó, việc gia tăng vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn dài hạn cho thấy công ty có cơ cấu tài chính ổn định, ít lệ thuộc vào nguồn tài trợ từ bên ngoài đồng thời giúp công ty giảm áp lực trả nợ trong thời gian tới.
Qua các năm, vốn lưu động ròng (VLĐ ròng) dương và tăng liên tục, cho thấy cơ cấu tài chính của công ty ổn định, đảm bảo an toàn cho khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của công ty. Nguồn vốn dài hạn (NVDH) tài trợ cho tài sản ngắn hạn (TSNH) gia tăng, giảm tài trợ TSNH bằng nguồn vốn ngắn hạn (NVNH). Điều này giúp công ty giảm thiểu rủi ro thanh toán, tuy nhiên cần phải cân nhắc để tránh tình trạng vốn lãng phí (thừa vốn) do sử dụng quá nhiều NVDH để tài trợ cho nhu cầu tạm thời, tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn cao sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn, đồng thời do NVDH chủ
yếu đến từ vốn chủ sở hữu nên mức độ linh hoạt tài chính thấp, cần thận trọng sử dụng cơ cấu tài chính cho phù hợp.
Tỷ lệ VLĐ ròng trên VLĐ qua các năm đều ở mức cao, trung bình giai đoạn 2016-2020 là 34%, càng chứng tỏ cơ cấu tài chính của công ty là ổn định, không bị mất cân đối, rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán thấp.