6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Đặc điểm về nghệ thuật
a. Các thể thơ * Thể lục bát
- Lục bát chỉnh thể
Lục bát vần lƣng ở chữ thứ 4 dòng bát xuất hiện nhiều hơn trong ca dao tình yêu nam nữ và ca dao về cuộc sống trong xã hội nông nghiệp. Loại lục bát gieo vần vào tiếng thứ tƣ có khả năng nhấn mạnh điều muốn nói ở vế trƣớc câu bát hoặc tạo nên sự cân xứng nhƣ dạng đề - thuyết:
- Đôi ta nhƣ đũa giữa mâm,
hông ăn cũng cầm /cho thỏa lòng nhau. - Nƣớc lên rồi lại nƣớc ròng,
Anh ở hai lòng/ nƣớc lại cầm cân.
- Lục bát biến thể
30
Nón Hạ quai thao tơ,
Lấy ai thì lấy kẻ Mơ in dừng. (5/8 tiếng)
Hoặc giảm hai :
Thƣơng mãi nhớ liều,
Nhƣ ai dán đạo bùa yêu trong long. Thƣơng mãi nhớ lâu,
Nhƣ ai dán đạo bùa sầu cho em. (4/8/4/8 tiếng)
Biến thể tăng thêm một:
Sao trên trời rơi uống biển Đông,
Thấy ngƣời thiên hạ mà không thấy chàng. (7/8 tiếng)
Có trƣờng hợp tăng đến ba tiếng:
Em không tham chi anh bồ lúa quan tiền,
Tham vì gia thế cha hiền mẹ ngoan. (9/8 tiếng)
*Thể song thất
Thể này ít phổ biến trong ca dao vùng Trung bộ. Thể này thƣờng bày tỏ những tình cảm khúc mắc, trái ngang :
Thƣơng chồng phải mụ gia chi khóc, Tôi với mụ có cóc bà con.
* Thể song thất lục bát
Dạng song thất trƣớc, lục bát sau. Ở ca dao vùng Bắc Trung bộ, hiện tƣợng song thất lục bát biến thể là khá phổ biến. Hiện tƣợng biến thể ở cặp song thất theo hƣớng tăng thêm một âm tiết:
Gạo Đô Lƣơng không ai vo mà trắng,
Nƣớc sông Lƣờng không ai lóng (lắng) mà trong. Đôi ta làm bạn thong dong,
31
Tăng một âm tiết là hiện tƣợng phổ biến nhất trong biến thể dòng bảy chữ (15/18 trƣờng hợp tăng âm tiết). Ngoại lệ, số âm tiết ở cặp song thất có thể tăng lên đến 10:
Thiếp với chàng nhƣ tam túc với yêu lƣợng, Chàng đối với thiếp nhƣ sĩ tƣợng với pháo xe. Yêu nhau giữ trọn lời thề,
Tƣơng tƣ trong dạ đi về nhớ thƣơng.
Ngoài ra có hiện tƣợng biến thể xảy ra ở cặp lục bát và cũng theo chiều hƣớng tăng âm tiết:
Anh nghe em đau đầu chƣa khá, Anh băng ngàn bẻ lá anh xông. Biết mần răng cho đ vợ đây chồng,
Để mồ hôi ra thì anh chận, ngọn gió nồng anh che.
(7/7/8/12) …
Hiện tƣợng lục bát và song thất lục bát biến thể là đặc điểm độc đáo của ca dao vùng này so với vùng Bắc bộ. Vùng Bắc bộ, hai thể thơ này ít biến thể hơn. Điều này chứng tỏ ngƣời Bắc Trung bộ không chấp nhận một kiểu cứng nhắc, rập khuôn. Vả lại, khí chất con ngƣời nơi đây cứng cỏi, có phần ngang tàng nhƣng giàu nghĩa tình nên cần phải có sự giải bày cặn kẽ, rõ ràng nên buộc phải dùng lối phá cách. Sự phá cách làm cho nhịp điệu câu thơ biến hóa, đối xứng nhƣng cũng tăng phần đối nghịch.
* Thể vãn
Thể vãn thƣờng có bốn, năm chữ, nó có vai trò cơ bản sau: thứ nhất, nó phục vụ đắc lực cho việc diễn xƣớng hát giặm; thứ hai, cấu trúc láy hai câu trong một khổ thơ và cách gieo vần trắc cuối dòng thơ đã mang lại một sức nặng đặc biệt khi thể hiện nội dung, nhất là khi nội dung đó cần đƣợc lƣu tâm,
32
nhấn mạnh; thứ ba, thể bốn, năm chữ trong ca dao Bắc Trung bộ đã góp cho ca dao Việt Nam một tiểu loại mới: giặm bốn, năm chữ:
Ba bốn nơi gấp ghé, Chín mƣời nơi gập gành, Lƣa mô đến phần anh. Đừng lội gây chó sủa. Đừng dỡ rào chó sủa.
Đây là thể thơ đặc trƣng của vùng đất này, đặc biệt là trong hát giặm Nghệ Tĩnh. Đây là lối thơ gần với tự sự, thƣờng kể lể sự tình.
b. Đặc trưng ngôn từ
Từ ngữ là một trong những bình diện bộc lộ rõ nhất về đặc trƣng hình thức của mỗi thể loại thơ ca dân gian. Ca dao vùng đất này thƣờng có lối nói chân tình, mộc mạc nhƣng giàu hình ảnh:
hông thƣơng không mến thì thôi,
Đừng c đánh đổ nƣớc sôi vào lòng. (CDNT)
Một số lƣợng lớn từ ngữ địa phƣơng gắn liền với lịch sử, văn hoá của
ngƣời dân vùng Bắc Trung bộ đã thể hiện khá rõ trong ca dao. Từ ngữ địa phƣơng phản ánh cách nói năng, sản vật, địa danh vùng đất này:
Trời làm một trộ mƣa dông,
Ăn no, tắm mát bõ công cày bừa. (CDQT)
Mặt khác, đây là vùng đất hiếu học với nhiều Nho sĩ nổi tiếng nên có
một lƣợng không nhỏ từ ngữ gốc Hán và các điển tích trong ca dao nơi đây. Từ Hán Việt là những từ gốc Hán đã đƣợc Việt hoá, đối lập với từ thuần Việt ở các sắc thái trừu tƣợng, khái quát, trang trọng, tao nhã, cổ kính. Bên cạnh vốn từ địa phƣơng và từ toàn dân thuần Việt, từ Hán Việt đƣợc phân bố với một tỉ lệ lớn trong ca dao vùng Bắc Trung bộ:
33
Nhƣ Lƣu Linh say rƣợu, nhƣ Bá Nha say cầm.
*Tiểu kết:
Tóm lại với vùng quê đặc biệt ấy, với nhiều danh lam thắng cảnh nhƣ sông Lam, núi Hồng và nhiều cảnh đẹp khác ở nơi đây. Với cả cây lúa, nƣơng khoai, hạt ngô, rồi cả con diều, tiếng sáo, những lễ hội, cả những cách ứng xử rất đỗi dễ thƣơng của ngƣời Bắc Trung bộ…đã trở thành biểu tƣợng rực rỡ của vùng đất này. Phải nói rằng hồn đất, hồn sông, hồn núi đã sản sinh ra những anh hùng và các làn điệu dân ca mƣợt mà đằm thắm. Đặc biệt cái chất giọng miền Trung đã làm nên bản sắc văn hoá riêng hay bản sắc văn hoá qua ngữ âm.
34
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỪ ĐỊA PHƢƠNG
VÙNG BẮC TRUNG BỘ TRONG CA DAO