Từ ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Phương ngữ vùng bắc trung bộ trong ca dao người việt (Trang 54 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Từ ngữ nghĩa

Từ ngữ nghĩa là từ chỉ lƣu hành ở vùng phƣơng ngữ, có thể khác âm hoặc tƣơng ứng với âm của từ phổ thông toàn dân. Chúng mang nghĩa mới, thƣờng chỉ sắc thái địa phƣơng về xƣng hô nói năng, món ăn thức uống, địa danh, cảnh vật.

a. Danh từ

* Danh từ chỉ ngƣời

- Danh từ dùng trong xưng, gọi

Những cách xƣng gọi bằng từ địa phƣơng đã đi vào trong các sáng tác ca dao một cách tự nhiên.

+ Bọ / bố:

50

Tiền khu lòi cũng hết. (C NT)

+ O / cô gái:

Ông sƣ là ông sƣ hinh,

Thấy O má đỏ mắt tình liếc đƣa. (CDNT)

+ Mụ o / bà cô:

Trong nhà nỏ sợ cái chi,

Chỉ hiềm một nỗi mụ o nỏ mồm. (CDNT)

+ Ả / chị:

Thằn lằn chút chắt mái rui,

Không em thì ả gả tui một ngƣời. (CDNT)

+ Mự / mợ:

Cho dù không vẹn chữ tong

Anh nuôi con mự, mự lấy chồng mự ơi! (CDQT)

+ Mụ gia / mẹ chồng:

Ham chi bó ló quan tiền

Mụ gia dễ ở, chồng hiền là hơn. (CDNT)

+ Mụ mọn / vợ bé:

Chuột chù ăn trù đỏ môi

Ai làm mọn cha tôi thì về (CDNT)

+ Mụ nậy / vợ cả:

Thƣơng mụ nậy mƣời phần

Thƣơng dì hai năm bảy… (CDNT)

+Mệ / mẹ:

Mệ con lung túng dở dang

Làm cho nên nội ấu chàng hổ ai. (C NT)

Ngoài các tên gọi quen thuộc nhƣ O dùng để gọi ngƣời con gái còn trẻ,

51

phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ đã dùng học trong các kết hợp anh học, ả học

là để chỉ ngƣời con trai con gái đến tuổi trƣởng thành nhƣng chƣa "dựng vợ gả chồng". Nếu khi ngƣời con trai, con gái đã lấy vợ, có chồng nhƣng chƣa có

con thì đƣợc gọi là anh nhiêu, ả nhiêu, có vùng lại gọi anh ạ, ả ạ, anh mới,

ả mới. Đến khi ngƣời con trai, con gái sinh con đầu lòng thì họ đƣợc gọi bằng

êênh cu, ả cu hay êênh đ , ả đ , tuỳ theo đứa con đầu lòng là trai hay gái.

- Đồng lạch cũng có khi phi,

Anh nho chị tú có khi lỡ làng. (CDNT)

- Trèo truông cho đổ mồ hôi,

Mƣợn khăn điều anh xạ lau đôi má hồng. (CDNT)

Khi nói đến đại từ choa, chắc dƣờng nhƣ ngƣời nghe mọi vùng khác

đều nhận ra ngay đó là tiếng miền Trung. Nhờ kết hợp khéo léo với các yếu

tố khác trong một phƣơng thức biểu hiện mang tính nghệ thuật mà choa, chắc

không còn mang sắc thái thông tục, ngƣợc lại sắc thái biểu cảm của nó lại thể hiện rất đậm:

- Gái choa nhƣ hột đỗ nành,

Phơi khô tần mật để dành đƣợc lâu. (CDNT)

- Chẳng qua duyên nợ,

Cũng bởi ông tơ. Ngộ dĩ tình cờ,

Hai ta gặp chắc. (CDQT)

- ƣng vô rồi lại bƣng ra,

Trai bay cờ bạc, gái choa không màng. (CDQB)

+ Con nít / trẻ con:

Chồn lên bao lăm th t, con nít bao lăm hơi,

Em chƣa bao lăm tuổi mà nói những lời đắng cay. (CDNT)

52

+ Ngài / ngƣời :

uông câu anh cũng muốn buông dài,

Đến khi mắc gốc hai ngài gỡ chung. (C )

+ Cẳng / chinh / chân :

Sa cơ hạc uống ăn bàu,

Đỉa đeo chinh hạc, hạc đau hạc nằm. (CDQB) uồn vì mỏi cẳng trời chiều,

uồn nhƣ con trẻ chơi diều đứt dây. (CDNT)

+ Trốc / đầu :

Thằng mô trốc mọc hai ngà, Chun vô mà ở cái nhà Cửu Đao. Mắt hắn nhƣ con mèo ngao,

Tay nhƣ con chuột hắn quào có khi. (CDNT)

+ Lè / bắp đùi :

Cầm vàng mà lội qua khe,

àng rơi không tiếc, tiếc bộ lè của em. (CDNT)

* Danh từ chỉ sự vật, hiện tƣợng

- Danh từ gọi tên thực vật

+ Ba, bông / hoa Từ hoa có hai biến thể: ba, bông. Ngƣời ta thƣờng

dùng ghép cả hai từ có nghĩa tƣơng đƣơng nhau: bông hoa, bông ba. Hiện

nay, chúng ta chỉ gặp từ ba trong từ ghép bông ba chứ không dùng độc lập

nhƣ bông hay hoa.

- Ba tàn thì tới tay anh,

Cớ chi ba búp để dành có nơi.

- Động trời mây kéo lên non,

ặn cùng bông trái đừng còn trông mƣa. (CDQT)

53

Mụt măng khô sầu mà rủ rƣợi,

Con thỏ buồn chờ đợi bóng trăng. (CDQT)

+ Đọt / ngọn:

Thƣơng chi thƣơng chạ thƣơng ngây, Thƣơng tre chụt đọt, thƣơng mây nửa chừng.

Ch khổ còn có bờ tre,

Em đây khốn khổ nhánh nè cũng không. (CDQT)

Nhánh nè là nhánh tre khô. Tuy nhiên nhánh nè chỉ dùng cho loại tre có

nhiều gai chứ không dùng cho các loại tre khác. + Cội / gộc:

Ăn chanh ngồi gốc cây chanh,

Khuyên cội khuyên cành khuyên lá khuyên cây. (CDQT)

Gốc còn có một biến thể khác là cộc. Cội là từ cũ ít đƣợc dùng, nó chỉ

đƣợc dùng với từ ghép nguồn cội chứ không dùng tách riêng.

Cộc tre thì đắt lao xao,

Trầm hƣơng ngồi đ không chào trầm hƣơng. (CDNT)

+ Bông cẩn / râm bụt:

ạc vang kết nghĩa mau phai,

Giống nhƣ bông cẩn nở mai chiều tàn. (CDQT)

+Cấu / gạo:

Bán hai tiền cấu,

ớt ba mƣơi đồng. (CDQT)

+ Bắp / ngô:

Thà rằng ăn bắp chà vôi,

Còn hơn giàu có lẻ loi một mình. (CDNT)

+ Da / đa:

54

Con gái Đồng vực trổ trời mà lên. (CDNT)

+ Độ / đậu:

Mấy lâu mắc cấy mắc cày,

Mắc trông khoai trỉa độ lâu ngày gặp em. (CDNT)

- Danh từ gọi tên động vật

+ Giam, rạm / cua đồng:

- Ai mà béo bạo nhƣ tru,

ề đất ẻ Ngù cũng tóm nhƣ giam. (CDNT) - Anh qua làm rể ăn cơm với cá,

Thiếp về làm dâu bên chàng ăn rau má rạm đồng. Suy đi nghĩ lại đạo vợ chồng phải theo. (CDQT)

+ Ác đen / quạ đen:

Đau đớn thay cho cây quế giữa rừng,

Để ác đen nó đậu đau lòng quế thay. (CDNT)

+ Cá gáy / cá chép:

Cá mè cá gáy đi đâu,

Để co cá mái ăn câu hết mồi. (CDNT)

+ Cá tràu / cá quả :

Cha rô mà lấy mẹ rô,

Đẻ ra con diếc, con rô, con tràu. (CDNT)

+ Cu cu / Bồ câu :

Chàng làng chèo chẹt không làm chi ai,

Cu cu thủ thỉ ăn hết độ hết khoai nhà ngƣời. (CDNT)

+ Tru / trâu :

Đờn bù mà gảy tai tru,

Gắng công cho lắm cũng uổng công phu đờn bù. (CDQB)

55

Anh về sắm lấy đôi me,

Nếp thì trăm thúng, hai ghe tiền rời. (CDNT)

+ Cuông / công :

Ai làm cho v t bỏ đồng,

Cho cuông bỏ rú, cho rồng bỏ mƣa. (CDNT)

+ Khái / hổ :

Mẹ anh nhƣ con khái đen,

Em bƣớc chân vô đ nhƣ ngồi bên miệng hùm. (CDNT)

- Danh từ gọi tên dụng cụ lao động

+ Đọi / bát :

Ăn một đọi cơm,

Đơm một đọi máu. (CDNT)

+ chộng , oi / giỏ :

- Chiều chiều ra đứng mà ngong,

Cuốc cùn chộng rách đang dong ngƣợc đồng. - Ngƣời ta bắt cáy đầy oi,

Sao em bắt nạm cáy ròi ơ em. (CDNT)

+ Cuôi / sọt :

Con kiến mà bò hàng rào Bò đi bò lại bò vào cái cuôi Con kiến mà bò cái cuôi

Bò đi bò lại bò xuôi hàng rào. (CDNT)

+ Gánh / triêng:

Trao lời cho dạ em thƣơng

Chớ trao triêng nặng, nhỏ đƣờng khó đi. (CDQT)

+ Quang / gióng:

56

Từ từ chờ thiếp để thiếp lo nghĩa chàng. (CDQT)

+ Ve / chai:

Cây giữa chốn đại ngàn là cây săng giống, Cây giữa đô ộng trọc là cây sim me,

Thiếp có thƣơng chàng để chàng mang trầu hộp rƣợu ve đến nhà. (CDQB)

+ Chạc / dây:

Chạc lƣng: một chút,

Em còn trang điểm chạc lƣng sồi làm chi. (CDNT)

+ Chạc chỉn / Sợi chỉ:

Những ngƣời lúa đụn tiền kho,

Miệng bằng chạc chỉn miệng to bằng trời. (CDNT)

+ Chạc mụi / Dây mũi:

Ai làm cho ách xa cày,

Cho trâu xa chạc mụi đôi ta rày xa nhau. (CDNT)

- Danh từ chỉ sự vật

+ Nƣơng / vƣờn:

Thƣơng nhau cau hết nửa nương,

Trầu đà nửa chợ chƣa tƣờng mặt nhau. (CDQT)

+Ràn / chuồng:

Công anh bứt cỏ bỏ ràn,

Ngựa quan, quan chạy, lại hoàn tay không. (CDQT)

+Núi / rú:

Cái rú cụ này sơn triều thủy tụ,

Chỗ ến Tắt này đò nôốc hãy còn sở trú sang đông. (CDQB)

+Ri / rừng:

…Rồi mùa vô rú vô ri,

57

+ Cƣơi / sân:

Thƣơng ai em n i cho rồi

ẻo trên làng dƣới ã đến ngồi chật cươi. (CDNT)

+ Đàng / đƣờng:

Ai hay thầy mẹ không thƣơng,

Em qua gặp đ để phân đàng nợ duyên. (CDQB)

b. Động từ

+ Ngó / nhìn:

Anh về đừng c ngó lui,

Để em ng dọi ngùi ngùi thêm thƣơng… (C T)

+ Coi / xem:

Gần gƣơng gần lƣợc năng soi,

Gần dinh quan lớn, năng coi võng điều. (C NT)

+ Tới / đến:

Anh đà c vợ c con,

Đừng tƣởng tới mụt măng non trái mùa. (C T)

+ Vói / Với:

Anh ngồi bồn loan em ngồi bồn hạnh,

Anh níu một nhánh em vói một cành. (C )

+ Ve / tán tỉnh:

Tới đây giã gạo đâm chè,

Trƣớc là cho chủ, sau ve o nàng. (CDQT)

+ Dạm / hỏi vợ:

Đố ai bắt chạch đằng đuôi,

Đố ai dạm đƣợc con nuôi nhà giàu. (CDNT)

58

- Yêu em anh đứng ra a,

hoan vội về nhà cha mẹ rầy em. (CDQT) - hi giận dức mắng tả tơi,

hi thƣơng hôn hít những nơi hiểm nghèo. (CDNT)

+ Lƣợm / nhặt:

ấy lâu a ngái bạn vàng,

hông tiền mua thuốc lượm tàn hút chơi. (CDQT)

+ Đập / đánh:

Thƣơng anh em cũng muốn thƣơng,

Sợ rằng ch cả đ n đƣờng đập em. (CDNT)

+ Đạp / dẫm:

Qua truông anh đạp phải gai

Anh ngồi anh lể, trách ai không chờ. (CDQT)

+ Lột / bóc:

Cây cao lột vỏ kh trèo,

Em thƣa thầy mẹ rể nghèo c thƣơng không. (CDQT)

+ Giả đò / giả vờ:

Giả đò buôn hẹ bán hành,

ô ra trong Huế thăm anh kẻo buồn. (CDQT)

+ Chộ / thấy:

Anh đã c vợ thì đừng,

Chộ em nhƣ chộ chim rừng non cao. (CDQT)

+ Lọi / gãy:

Gi ng đứt để thúng bơ phờ,

Đòn triêng c lọi thì chờ măng lên. (CDQT)

+ Cợi / cƣỡi:

59

Mƣợn e ta cợi, sợ chi a đƣờng. (CDNT)

+ Bể / vỡ:

Gió to trôi nóc bể nhà,

Lại thêm cửa iệt s ng ra ầm ầm. (CDQT)

+ Bá / vá:

Gặp chàng đứng lại bên đàng,

uần chằm, áo bá chào chàng hổ ngƣơi. (CDQB)

+ Trúc / đổ:

Mấy cây đại thụ trúc đi,

Huống chi nhà ng i, huống gì nhà tranh. (CDQT)

+ Théc / ngủ:

Ru em em théc cho muồi,

Để mẹ đi chợ mua trâu về cày. (C T)

+ Ngoắt / vẫy:

Chiều chiều ra đứng vạt ngò,

Miệng kêu, tay ngoắt ơi trò áo đen. (CDQT)

+ Đeo / đƣa, dẫn:

Đi qua nghe tiếng em reo,

Nghe thơ em đọc, muốn đeo em về. (C NT)

+ Bổ / ngã:

ết đôi phu phụ bảo già

Trăng kia đứng b ng bổ qua mấy hồi. (CDQT)

+ Chặm /chùi/ thấm:

Tai nghe em đau đầu chƣa khá, Anh băng đồng chỉ sá bẻ lá em ông. Anh c ở rứa mới ra đạo vợ chồng,

60

+ Đụi / húc:

Cá chi chạy uôi là con cá lúi.

Cá chi bạo đụi là cá lƣỡi cày (CDQT)

+ Khoát / vén:

Khoát màn chỉ thấy giƣờng không,

Gối không để đ , lụy hồng buông rơi. (CDQT)

+ Đâm / giã:

Ta nghe o nớ hò hay,

Ở trên m đôộng vác chày uống đâm. (CDQT)

+ Cạp / Gặm:

Ra đƣờng khố đỏ, khố điều,

ề nhà giành vợ cạp niêu, vét nồi. (CDNT)

+ Cắm / Cắn :

Cá trích cắm ngang, Mắm tôm quẹt ngƣợc,

Tan hoang cửa nhà. (CDNT)

+ Đút / cắn :

Chƣa sáng đạ ra đứng đàng,

Chân thì đỉa đút, trên sừng muỗi bay. (CDNT)

Trong phƣơng ngữ Trung, vận có nghĩa là mặc. Đồng thời phƣơng ngữ

này lại có biến thể v → b nên vận → bận. Vì vậy động từ mặc có hai biến thể:

vận bận.

- Vận / mặc:

hông c bữa cơm thì em ăn bữa cháo, Không có cái áo thì em vận cỏ cây. (CDQT)

61

Em đứng bên ni tai cối ngƣời về bên tê tai cối,

Thấy ngƣời bận áo nối thƣơng ra chi thƣơng. (CDQT)

c. Tính từ

Phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ dùng rất nhiều yếu tố riêng địa phƣơng để làm đơn vị chỉ mức độ cao. Có những đơn vị chỉ dùng trong một tổ hợp nhất định, nhƣng cũng có nhiều yếu tố đƣợc sử dụng trong nhiều kết cấu khác nhau :

+ Su (sâu) hoáy là sâu đến mức cảm giác nhƣ không có đáy, rơi vào

xoáy nƣớc. Su hụm là sâu gợi cảm giác tối nhƣ bƣớc xuống hố

- Bây giờ đã đến khe su,

Ai đƣa qua cho một đoạn hơn ru võng điều. (CDNT)

+ Lu / mờ:

Lu lu rứa kẻo hao dầu

Thƣơng thời để dạ chớ sầu làm chi. (CDQB)

+ Ngái / xa:

Ai ơi không nghĩ không suy

Xa thầy ngái mẹ cũng vì nợ duyên. (CDQT)

+ Thích có 2 biến thế ƣngƣa. Ngoài nghĩa thích hai từ này còn có có

nghĩa là yêu, thƣờng dùng trong tình yêu nam nữ :

-Cái nhà năm ba cái cửa

Anh c vợ rồi c nữa cũng ưng. (CDNT)

- uồn tình chẳng n i nên câu,

Thân anh c vợ ưa hầu làm chi. (CDQT)

+ Tra / già:

Ông tra bà lão,

Cùng nấu cháo khoai mài. (CDNT)

62

N i ra rồi lắm kẻ hằn,

Công làm chẳng c , công ăn để đầu. (CDNT)

+ Hèn / yếu:

ì chƣng lấy phải chồng hèn,

ầm mƣa giại nắng em đen thế này. (CDNT)

+ Nậy / lớn:

Đứa nậy thì mặc áo dài,

Đứa nhỏ áo ngắn t c dài phủ phê. (CDQT)

+ Nhọc / mệt :

Sang chơi thì cứ việc sang,

Đừng bắt dọn đàng mà nhọc sức dân. (CDNT)

Ngoài ra phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ còn sử dụng một số tính từ không phải là biến thể của từ toàn dân, đó là sáng tạo từ ngữ mang sắc thái

riêng biệt của địa phƣơng. Thay vì nói quanh quẩn, không dứt khoát thì nói là

chàng ràng ; không nói a tít tắp, không trông thấy gì nữa mà nói biệt mù, …

- Chàng ràng cá chạy quanh nơm

Nhiều con hé rạng biết chơm con nào. - Mẹ già tham ăn cá thu

Gả con về biển biệt mù tăm tăm. (CDQT)

Trong giao tiếp hàng ngày, ngƣời dân nơi đây rất hay nhấn mạnh từ ngữ bằng cách lặp lại toàn bộ hoặc một bộ phận nào đó của từ :

- Mƣa sa côi núi mƣa về Hai ta đều ƣớt dầm dề cả hai

- Gặp mẹ bán dầu, dầu trơn lầy lẫy

63

Phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ rất hay dùng phép láy để tạo ra tổ hợp 4 hoặc 6 âm tiết để nhấn mạnh mức độ tối cao về tính chất đặc tính sự vật và nhƣ vậy sắc thái biểu cảm cũng rõ hơn.

Ví dụ: Tối mù → Tối mù tối mịt; chua lè → chua lè chua lét; béo húp → béo húp béo híp; nhớp (bẩn) hoang → nhớp hoang nhớp hoảng và nhớp hoang nhớp hoảng nhớp hoàng; xấu đui → xấu đui xấu đụi, …

d. Đại từ

* Đại từ nhân xưng

+ Tui / tôi :Trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ tui là từ biến thể

ngữ âm, tƣơng ứng với tôi. Nhƣng trong cách dùng của ngƣời Bắc Trung bộ

cũng nhƣ sắc thái biểu cảm của từ, tui khác tôi rất rõ. Con cái có thể dùng tui

để xƣng với cha, mẹ, ông bà và những ngƣời lớn tuổi hơn mình, với sắc thái

biểu cảm không trung tính nhƣ tôi. Đối với ngƣời Trung bộ, dùng tui là khiêm

nhƣờng và thân mật còn dùng tôi trong trƣờng hợp xƣng với ngƣời lớn tuổi là

có phần xấc xƣợc, hỗn láo.

Hỡi o đi cấy thụt lùi

Có về chợ Rộ với tui thì về.

Bánh đúc có đỗ thì bùi

Một phần của tài liệu Phương ngữ vùng bắc trung bộ trong ca dao người việt (Trang 54 - 73)