6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Những từ vừa có sự tƣơng ứng về âm vừa có sự tƣơng đồng về
về nghĩa
Đây là kiểu loại các từ đƣợc tạo thành có số lƣợng lớn nhất trong tổng số các từ phƣơng ngữ đƣợc tạo ra bằng con đƣờng biến đổi ngữ âm. Trong đó có những từ là kết quả của biến đổi lịch sử của các tổ hợp phụ âm cổ có âm lỏng nhƣ BL, TL, ML, … mà nay thƣờng một dạng thức đƣợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân, một dạng thức đƣợc dùng trong phƣơng ngữ. Chẳng hạn
nhƣ: mlặt – nhặt, lặt; mlài – nhài, lài; tlộn – trộn, lộn; tlèo – trèo, leo, …
Hoặc do biến đổi ngữ âm lịch sử của tiếng Việt ở các thời kì, ở phụ âm đầu hoặc phần vần, nhƣ: bƣa – vừa; khở - gỡ; trào – sào; rọt – ruột; trục – chục; đàng – đƣờng; chí – chấy, ….
Thƣơng nhau con chí cắn đôi,
Ghét nhau con chí bỏ nồi canh rau. (CDNT)
Cũng có thể có những biến đổi ngữ âm đƣợc tạo nên từ hệ thống ngữ âm phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ, kiểu tƣơng ứng thanh điệu nhƣ giữa từ mang thanh ngã toàn dân với từ mang thanh nặng trong phƣơng ngữ Nghệ Tĩnh, có tính nhất loạt: chộ - chỗ; lộ - lỗ; chựng – chững, …
Trông cho con biết ngồi,
Trông biết bò biết chựng. (CDNT)
Sự khác biệt về nghĩa giữa từ địa phƣơng với từ toàn dân tƣơng ứng ngữ âm với nó là không đáng kể. Về cơ bản, chúng có sự đồng nhất về nghĩa với từ toàn dân. Các từ địa phƣơng kiểu này có quan hệ tƣơng ứng ngữ âm ngữ nghĩa rất chặt với từ toàn dân nên chúng rất dễ đƣợc nhận dạng cả về mặt
79
âm và nghĩa qua so sánh – đối chiếu dạng thực của nó trong tiếng địa phƣơng với từ trong ngôn ngữ toàn dân.