6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.2. Những từ có sự tƣơng ứng về ngữ âm và có biến đổi ít nhiều về
về nghĩa
Lớp từ này gồm những từ dùng trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ tƣơng ứng về ngữ âm với từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân, cùng biểu thị một sự vật, hiện tƣợng, tính chất, khái niệm, … nhƣng có những khác biệt trên những nghĩa, nét nghĩa cụ thể. Sự phân li về nghĩa giữa từ địa phƣơng và từ toàn dân kiểu này khá rõ. Nói cách khác, về hình thức, từ địa phƣơng vốn là biến thể ngữ âm của từ toàn dân về phụ âm đầu, về phần vần hoặc thanh điệu, nên bên cạnh sự khác nhau về một trong các bộ phận đó, giữa từ địa phƣơng
và từ toàn dân phải giống nhau bộ phận ngữ âm còn lại, kiểu nhƣ: gấy – gái;
lanh – nhanh; bấp – vấp; mổ - mủ, lộ - chộ; trộ - trận; ló – lúa; lạt – nhạt, …
Về nghĩa, từ địa phƣơng có những biến đổi khác với từ toàn dân tƣơng ứng ngữ âm ở một vài nghĩa nào đó chứ không chỉ là sự khác nhau về sắc thái kết hợp hay phong cách nhƣ các từ ở kiểu loại 1. Sự biến đổi về nghĩa nhƣ vậy nguyên nhân chính là do hiện tƣợng phát triển nghĩa của từ đa nghĩa. Từ địa phƣơng ở kiểu loại này vừa có sự biến đổi về ngữ âm, vừa có sự biến đổi về ngữ nghĩa so với từ toàn dân. Khi ta so sánh các từ đồng nghĩa là từ đa nghĩa, thực chất là so sánh các nghĩa của từ đó chứ không phải so sánh các từ
với nhau. Ví dụ trƣờng hợp từ gấy, nó vừa tƣơng đồng về nghĩa với từ gái
(biến thể ngữ âm của nó) vừa tƣơng đồng về nghĩa với từ vợ (do phát triển
nghĩa).
Làm thì van ốm van đau,
Thấy o mô đẹp “gấy tau bay tề”. (CDQB)
ấp - ấp là biến thê ngữ âm của nhau (theo quy luật chung biến đổi
80
– víu; be – ve, …) vừa đồng nhất lại vừa dị biệt về nghĩa. Theo Từ điển tiếng
iệt, vấp có 3 nghĩa: 1 – Va mạnh chân vào một vật, do vô ý lúc đang đi; 2-
Bị ngắc ngứ không lƣu loát, trôi chảy; 3- Gặp phải trở ngại hoặc thất bại một cách bất ngờ [53, tr. 1067]
Đi đâu mà vội mà vàng,
Mà bấp phải đá mà quàng phải dây. (CDNT)
Theo phân tích của chúng tôi, bấp trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung
bộ có 3 nghĩa nhƣ sau: 1- Va mạnh chân vào một vật, do vô ý lúc đang đi:
ấp phải mô đất, suýt ngã.; 2- Đụng phải, chạm tới vật gì, gặp một ai đó bất
ngờ: Đi bấp chắc. 3- Gặp phải trở ngại khó khăn bất ngờ. ấp phải sự chống
cự quyết liệt.
So sánh nghĩa của từ bấp với vấp ta thấy hai từ này giống nhau ở nghĩa
thứ nhất của nó nhƣng đều khác nhau ở nghĩa thứ hai của vấp. Vì thế có thể
nói: Đọc một hơi không hề vấp, mà không nói: đọc một hơi không hề bấp.
Ngƣợc lại nếu so sánh nghĩa của từ vấp với từ bấp thì trong cơ cấu nghĩa của
vấp cũng không có nghĩa nào tƣơng đồng với nghĩa thứ hai của bấp nêu trên.
Tƣơng đồng với nghĩa này của từ bấp, trong tiếng Việt toàn dân phải là: đụng,
chạm.
Một số ví dụ khác nhƣ:
- Mổ - mủ (|o| - |u|): cộ - cũ:
Tiểu hàn trong năm cộ, ƣớc tới sang đại hàn.
- Bây – vấy (|b| - |v|) bƣa – vƣa:
Chờ anh bưa tuổi em tra,
81
- (|l| - |ɲ|): Lạt – nhạt:
Ra đƣờng thấy bán thì mua,
iết là mặn lạt, chat chua thế nào. (CDNT)
Từ địa phƣơng và từ toàn dân, bên cạnh những điểm tƣơng đồng tạo nên liên hệ gắn bó giữa từ trong hai hệ thống, giữa chúng có sự phân li với những mức độ khác nhau đã tạo nên sự khu biệt giữa từ địa phƣơng và từ toàn dân.